Hiện nay ở Việt Nam có hiện tượng thay đổi câu chào khi muốn xin phép bày tỏ một vấn đề nào đó,chẳng hạn như câu : '' chào bà con cô bác '' khi xưa, nay đã thay đổi là : '' Chào cô chú và các anh chị'' . Theo tôi nghĩ là câu chào hiện nay đã thay đổi bởi lý do tránh danh từ Bác ( Bác Hồ) ?hay vì lý do nào đó tôi không được biết, còn lý do thứ hai là có lẽ tiếng cô bác khi xưa dân ăn mày thường hay dùng để xin tiền người qua đường '' Xin cô bác rũ lòng thương cho kẻ nghèo nầy vài đồng mua cơm ăn đỡ đói qua ngày '' nên đồng bào ta có người mặc cảm bỏ tiếng cô bác ? Nếu có cao nhân nào rộng đường kiến thức giải thích dùm. ( cảm ơn)
Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023
Tôi nhớ từ khi có tiếng nhân dân được sử dụng rộng rãi thì tiếng đồng bào đội nón ra đi không lời từ biệt. ( Bác Hồ ) khi xưa đọc bản tuyên ngôn độc lập cho Việt nam trong vườn hoa Ba đình, trước và sau khi chấm dứt đều dõng dạt nói (- kính thưa đồng bào... - đồng bào có nghe tôi nói không... ). Có lẽ tiếng nhân dân có sức mạnh lôi cuốn quần chúng làm nên cuộc cách mạng vô sản thành công của nhân dân ta cho đến tận ngày nay. ( Bác Hồ ) thường nói hãy làm trong sáng tiếng Việt bằng mọi cách, cho nên những từ Hán Việt lần lần cũng bị biến mất chăng ?Chúng ta chỉ dùng tiếng nhân dân là danh từ chung cho cả thế giới, còn danh từ chung của dân tộc ta để chỉ điểm xuất phát cùng dòng giống của dân tộc ta ở đâu rồi ? Tiếng đồng bào của dân ta rất dễ thương sao lại không dùng ? hay là tiếng nhân dân chúng ta dùng cùng đồng nghĩa nhân dân thế giới đại đồng kinh qua chủ nghĩa Cộng sản ?
Trên Con thì có Cha, trên Cha thì có Bác, trên Bác thì có ông Nội, sao không gọi (Bác Hồ) là Ông Nội (Ông Nội Hồ) vừa có nghĩa là ông đứng trên tất cả trong một đại gia đình dân tộc Việt Nam, vừa là người trụ cột , vừa là vị cứu tinh của dân tộc Việt nam ? Tôi nghĩ nên gọi (Bác Hồ) là Ông Nội Hồ là đúng nghĩa nhất . Các bạn thấy sao ?
Lê Duẫn từng tuyên bố: "Tư bản mới có lạm phát. Nước ta là nước XHCN, làm gì có lạm phát mà sợ. Cần tiền thì cứ in ra mà dùng. In ra, in ra!". Ý của Ông Lê Duẩn nói câu nầy là lúc ổng đang nằm chiêm bao ở dưới Âm phủ đang nói chuyện o bế ( nổ ) với mấy em trong quán Karaoke. Hãy thông cảm cho ông ấy nhé !
Có người nói với tôi rằng :'' Nhà nước VN thúi quắc hết rồi ,nói làm chi cho mệt'', về làm chi cho tốn thời gian và tiền bạc ,còn như nhớ quê hương, yêu quê hương ( đạo đức giả ) thi tui không biết nhe . Tui chỉ yêu tiền thôi ! không có tiền thì quê hương kể bỏ, ai thèm tìm gặp, ai thèm nói chuyện mộng mơ . Thời buổi nầy ai nói chuyện đạo đức ,nhân nghĩa ,người ta nói khùng ,ở cõi trên mới xuống hay là kẻ đố kỵ vì không có tiền.
Con chó nó hỏi con cáo :'' chừng nào Việt Nam mới hết nghèo''
Ở Việt Nam tôi thường hay đi dạo khi rảnh rỗi, mỗi lần tôi nhìn thấy một ngôi nhà ,hay building cất lên là trong đầu tôi vụt thoáng qua một hố cát nào đó của vùng ven sông làng quê đang sụp lỡ và hàng cây bóng mát được vun trồng để lấy bóng mát cho thành phố sẽ bị nhổ đi.Người ta lấy cát xây nhà ,building để phát triển đô thị; còn chuyện quy hoạch của nhà nước có đúng qui trình theo luật pháp và bảo vệ môi sinh thi tui không biết,nhưng có một điều tui biết chắc chắn là đô thị ở Việt Nam càng phát triển thi sự tàn phá môi sinh càng tăng do nạn đốn cây rừng tạo nên nước lũ và khí hậu nóng bức . Tui nhìn cảnh quan của tất cả đô thị đường sá nhà cửa khang trang ở VN thì tui rất buồn cho người dân phải chết sớm vì nạn ung thư do ô nhiễm môi trường và thực phẩm.Chịu đựng khí trời oi bức 35 độ C mỗi ngày sẽ càng tăng thêm trong tương lai. Cuộc sống tiện nghi mà chết sớm,người người cấu xé lướng gạt nhau giành lấy miếng ăn thì tui không ham ,thà nghèo nhưng vui ,thà sống đạo đức để ngủ ngon. Cụ Doanh Điền Sứ thời vua Tự Đức (Nhà Nguyễn) có than rằng : '' đời người ngẫm có bao lâu, chỉ còn lại nấm cỏ khâu xanh rì ''
Các ca nhạc sĩ VN ở hải ngoại về phục vụ bà con ở VN đông như nấm gặp mưa (trời mưa đàn kiến lên cao). Ca sĩ nhạc Việt Nam ở hải ngoại đã bị phá sản,nghe riết bị nhàm với lại kinh tế thế giới thời hoàng kim đang xuống dốc thậm tệ cho nên các đại nhạc hội ca nhạc VN (show nhạc)cũng bị ảnh hưởng, các kỳ thi tuyển lựạ ca sĩ trẻ cũng không còn. Bầu đoàn thê tử danh ca nhạc sĩ lần lượt kéo về. Các lớp trẻ ở VN bấy lâu nay bị cấm đoán nghe nhạc vàng ,nghe rồi càng ngày càng bị mê như bị bỏ bùa ( nhạc Bolero) .Nay nhà nước VN muốn mở rộng kinh doanh cho giới văn nghệ sĩ hải ngoại về có đất dụng võ ,mạnh ai nấy nổ ,mạnh ai nấy tuyển lựa ca sĩ nhạc Bolero cho giới trẻ trong nước. Lúc trước có nghe nói một số ca sĩ hải ngoại khi qua được Mỹ cũng đã từng tuyên bố chừng nào không còn cộng sản mới về nước bây giờ thì muối mặt để kiếm sống.
Hiện nay dân Việt nam có hai loại sợ : sợ nghèo( theo kiểu không biết đủ về tiền bạc và tâm hồn ), sợ hèn ( theo kiểu đấu tranh sinh tồn vì miếng ăn).
Người Việt Nam bây giờ đã im hơi lặng tiếng về chuyện chính trị rồi. Người trong nước và ngườii ngoài nước chỉ thích đấu đá nhau về chyện giàu nghèo ,sang hèn mà thôi vì thời buổi nầy có còn gì là đạo đức chính nghĩa nữa đâu mà muốn công bằng và hợp lý. Nó thúi quắc hết trơn rồi .Sống với nhau người ta chỉ nhìn bề ngoài là đủ vì cuộc sống là tạm bợ ,vô thường, hối hả cho hết đời người ,hơi đâu lo chi chuyện của người khác cho mất thì giờ vô ích ( có tiền là có tất cả, có luôn cái phần thần thánh và thú vật trong ta). Quan niệm sống của họ bây giờ là hưởng thụ 5 giác quan cho thoả chí tang bồng của kiếp ngườii rồi thì ai cũng chết ( chết là hết) .Những danh từ hoa mỹ như nhân quyền,nhân ngãi ,tư do ,bình đẳng, bác ái ,từ bi là danh từ láo khoét để phục vụ cho đám người ăn trên ngồi trước, cho nên mạnh ai nấy sống theo kiểu nào cũng được cho dù sống theo kiểu thú vật chà đạp lẫn nhau , vì danh từ con người cũng là con vật hai chân ăn ngủ ,làm tình và tiêu hoá.
Trong nước VN có một số thành phần trí thức vì không cạnh tranh lại với các ông con (con ông cháu cha ) không học hành ,nghề nghiệp mà sống trong nhung lụa ,ăn chơi chác táng nên ganh tị muốn đổi đời để tránh đói và cái nhìn khó chịu , tìm cách đi ra nước ngoài. Hiện nay các thế lực chính trị quốc tế đang cạnh tranh nhau về kinh tế và địa chính trị nên các ngườii nầy quyết liều mạng (một ăn một chết) quyết tiến lên giành lấy bánh mì về tay mình . Nổi lên chống đối chính quyền CS để Mỹ can thiệp trao đổi về quyền lợi hai bên ( hô hào nhân quyền ) để được đi Mỹ. Khi qua Mỹ xong thì cũng làm kiếp công nhân ,sáng xách giỏ cơm đi ,chiều xách giỏ cơm về không làm được trò trống gì cả ,còn bị đám việt kiều hải ngoại tẩy chai. Đấu tranh chỉ là đánh trâu về nhà thôi !
Quan niệm sống theo hai trào lưu cổ điển , tích cực và tiêu cực của dân việt hiện nay :
Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023
Chiều - Nguyễn Hữu Lộc
Chiều đong đưa nhẹ bên trời
Tình quê hương nhớ rã rời chốn xưa
Hồn xao xác tiếng gà trưa
Bên hiên in bóng cánh dừa nghiêng chao
Vài con chim hát hôm nào
Luồn theo ngõ khuất đi vào đêm mơ
Aug 17 2023
Mất Dấu Tuổi Thơ - Nguyễn Hữu Lộc
Tuổi thơ dần mất dấu
Gạch đá đã vùi thân
Hồn hoang lạnh nung nấu
Tiếng yêu thương ân cần
Những buổi chiều êm ả
Võng đong đưa ngoài sân
Con bướm nào sao lạ!...
Bay chập chờn trên không
Gió ru đời thanh vắng
Quê hương đã xa dần
Cơn mơ nào chợt tắt
Trên bầu trời mênh mông
- Aug 17 2023
Hình bóng hư không - Nguyễn Hữu Lộc
Bàn tay vuốt mái tóc
Sợi bạc nào có hay
những đêm dài thao thức
Sinh tử chập chờn lay
Nhìn gương soi mặt mũi
Da nhăn xếp thành dòng
Bao năm dài rong ruổi
Cuộc chơi vào hư không
Ngọn gió nào đưa tới
Hạt chủng tử hoá thân
Tuổi đời lên tiếng nói
Mênh mông ôi mênh mông !
Aug 17 2023