Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Cuối năm kể chuyện : lần đầu về thăm Việt Nam ( 2006 )

Năm hai ngàn lẽ sáu. Sau mười mấy năm xa xứ, tôi lại về thăm quê hương,cảm giác nửa rạo rực, nửa hững hờ. Máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, nhìn qua cửa sổ máy bay, tôi thấy  từng dãy nhà chen lẫn với hàng cây xanh thấp lè tè xiêu vẹo , thỉnh thoàng cũng thấy vài hàng building, xe lũ lượt bò lổn ngổn không theo hàng lối chi cả. Khi máy bay gần tới đất, tôi thấy rõ hơn những dòng sông ngoằn ngoèo miền sông nước chợt nhớ đến quê ngoại của tôi.
  Máy bay vừa đáp xuống, chúng tôi thu xếp hành lý chuẩn bị rời khỏi khoang để đi vào hành lang ra phi trường. Vào làm thủ tục giấy tờ để nhập cảnhkhoảng một tiếng, sau đó chúng tôi đi bộ dọc theo thành lang Phi Cảng , tôi có dịp nhìn rõ hơn bộ mặt của Phi Trường Tân sơn Nhất sau mười mấy năm có phần tốt hơn. Anh chị tôi đón chúng tôi tại cửa ra vào phi trường, tôi nhìn ra quanh cảnh bên ngoài phi trường cũng không có gì thay đổi nhiều.
      Chúng tôi ra bãi đậu xe để về nhà- bằng xe riêng của anh ,chị.Tôi nhìn ra ô cửa sổ khi xe chạy qua các ngã đường chỉ thấy lác đác vài ba cái building cao, còn lại là những ngôi nhà mái bằng chen lẫn mấy ngôi nhà tôn hoạc bằng gỗ hay lá như chế nhạo khuôn mặt Thành phố. Thành phố vẫn vậy chả có gì thay đổi nhiều như nhiều người khen. Có lẽ những người khen rời bỏ Việt nam quá lâu thì thấy lạ .Tôi thì rời Việt nam muộn hơn và gần gũi nó nhiều hơn, nên nhìn rõ hơn mọi sự thay đổi trong Thành Phố. Chỉ có thay đổi một vài khu phố theo tiến độ mở rộng Thành Phố- nhưng quá chậm so với thời gian hai mươi năm đổi mới.
    Về đến Sài gòn trong vòng một ngày, tôi lại leo lên xe về Rạch Giá để gặp lại nhà, má tôi và các anh, chị trong gia đình.Sáng sớm ,anh tài xế xe nhà chở chúng tôi về Rạch giá qua ngã Mỹ Thuận- Cần Thơ. Nhìn quang cảnh hai bên đường tôi thấy còn nhiều nhà lá và ruộng vườn, trong bụng tôi cũng vui thầm, thà là không mở rộng đô thị cũng là một dịp may. mở rộng đô thị thì phải có qui hoạch hẳn hòi chứ không phải làm theo cảm hứng lúc chỗ như vầy ,lúc chỗ thế khác và những bọn trục lợi đất của nông dân để tham nhũng làm ăn phi pháp, thỉnh thoảng đất bị cố tình bỏ hoang khi đuổi nông dân đi  ra khỏi mảnh vườn , họ không biết làm gì để sống, trở thành'' ăn mày thành thị ''thôi ! Lấy đất mà không làm gì cả - bỏ hoang khơi khơi cho vui !-Đó là bi kịch thời Cộng sản.
   Xe về tới  Rạch Giá, Đến Thị Trấn Rạch Sỏi ,quang cảnh có phần sáng sủa đôi chút.Con đường chính nối dài đến Cổng Tam Quan để vào Thị Xã,chính giữa hai con lộ ngựợc chiều nhau là những bồn hoa được trồng thẳng tắp tới Thành phố ,trông rực rở muôn màu. Hai bên đường những hàng building mọc cao, những cửa tiệm san sát nối dài rất rộn rịp so với trước lúc tôi rời quê hướng.
   Thành phố Rạch Giá có phần đổi khác và khang trang hơn trên bề mặt, nhưng nếu chịu khó một chút nhìn ra phía sau dãy nhà lầu ở mặt tiền thi ta thấy vẫn còn những ngôi nhà lụp xụp, những nhà gạch cũ phủ rêu xanh.
   Về đến ngôi nhà năm xưa, vẫn còn đây giàn hoa Hoàng Anh đua nở trên cổng rào.Hai cây MaiTứ quí của ba tôi trồng, nở hoa vàng rực cả một khoảng sân rộng mà anh tôi đặt trước cổng nhà. Mấy dò Lan của tôi trồng năm xưa được anh tôi chăm sóc vẫn còn đó. Tôi nhìn chúng nó mà thấy xao xuyến- Vật đổi sao dời-. Má tôi nhìn thấy tôi vào nhà mà nước mắt lưng tròng sau bao năm xa cách.Tôi thương má tôi lắm, nhưng tôi không thể bày tỏ ra được. Những tình cảm của tôi được giấu kín đến độ vô cảm - nhưng, không ! nó còn nặng trĩu hơn nữa, đến khi nào nó  thoát khỏi lồng ngực , tôi không biết phải chịu đựng  đến ngày ấy được bao lâu nữa.
   Khoảng bảy giờ, Hải bạn học của tôi,không biết nó hay tôi về lúc nào , tôi không rõ; đến nhờ tìm tôi, khi Hải bước vào nhà, tôi rất ngỡ ngàng, gướng mặt có già đi đôi chút ,nhưng không thay đổi gì nhiều cho lắm,vẫn tiếng nói rộn rã năm xưa,nó vội vàng bảo :
 - Lẹ lên đi xếp, thay đồ đi rồi tao chở mầy đến nơi nầy vui lắm !
   Tôi vào thay đồ , bên ngoài nghe tiếng xe nổ máy.
   Vừa ra ngoài tôi nhảy vội lên xe.Nó chở tôi đi ngoằn ngoèo khắp ngã đường, tôi thấy lạ lẫm, những con đường Thành phồ bây giờ khác hơn xưa vả lại ban đêm tôi nhìn cũng không rõ.
   Khi xe dừng lại ờ một quán lớn, mùi thịt nướng từ trong bay ra thơm phức, nhìn bên trong tôi thấy rất nhiều khách khứa đến nhậu nhẹt. Chúng tôi vội vã xuống xe đi vào quán, Hải chọn một bàn dài lớn. Tôi thấy lạ, rồi hỏi nó :
  - Có hai thằng mà làm gì mầy bày bàn ra nhiều vậy ?
  Hải cười nhìn tôi, rồi nói :
  - Thì chờ chút, làm gì nóng dữ vậy.
  Hai đứa vừa tán dóc không bao lâu, tôi nghe có tiếng từ xa vọng lại ,nhìn ra cửa thấy dáng đi  và giọng nói sao quen quá.Đến khi người ấy đi vào thì tôi mới nhận ra là thằng Trí cũng bạn học với tôi. Tôi mới nói :
 - Tao nhìn cái dáng đi của mầy từ xa và nghe giọng nói quen lắm
 -tao biết mầy nhưng sợ hố, thì ra là mầy . Trí phải không ?
 -Còn phải hỏi !
 Trí  cười nói lại :
- Tướng đi nầy đắt tiền lắm, mầy mua không nổi đâu. Kha Kha.
Tôi nói với nó ;
- Mầy mau bán đi, không thôi người ta vứt vào Viện Bảo Tàng đó.
   Chúng tôi vừa cười nói ,giỡn hớt vui vẻ, thì thấp thoáng vài ba người nữa bước vào, tôi đã nhận dạng được ba người nầy cùng là bạn học : Quang , Hùng,Bảnh.
  Quang thì ít nói chì bàn về cuộc sống làm ăn.
  Hùng thì vẫn còn lận đận về tình duyên, và cuộc sống.
  Bảnh thì lặng yên chỉ mĩm cười , không nói gì, nhìn chúng tôi vui vẽ trò chuyện.
  Chúng tôi kể đủ thứ chuyện trên đời,kể lại cho nhau nghe những quãng đời đã trôi qua, những vinh nhục trong cuộc sống.Chúng tôi ngồi với nhau cho đến khuya mói về.
   Thật là một cuộc hội ngộ bất ngờ làm tôi cảm động lắm.Mười mấy năm trời  chúng tôi không có dịp gặp nhau nhưng tình bạn vẫn thắm thiết như thuở còn đi học, mà tôi nghĩ là thành quả của cách dạy dỗ  của chế độ cũ -khi còn tuổi ấu thơ, đã tôi luyện chúng tôi thành những con người có tình có nghĩa với nhau dầu cho có lạc vào hoạn cảnh nào !
  những giây phút nầy sẽ là mãi mãi trong cuộc đời của tôi khi lần đầu tôi về thăm lại quê hương.

                                                                                                                    Nguyễn Lộc
                                                                                                                    Feb 4 , 2015
 

Không có nhận xét nào: