Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

      Nếu chúng ta đưa mắt ngắm nhìn, dõi sâu vào vũ trụ,liệu bạn sẽ nhận thấy rằng không gian trải dài bất tận,hay nó sẽ kết thúc đột ngột tại một nơi nào đó  ? hay bạn sẽ quay trở về điểm xuất phát,không như khi Francis Drake đi vòng quanh trái đất ? Cả hai khả năng nầy- một vũ trụ kéo dài bất tận,và một vũ trụ khổng lồ nhưng hữu hạn- đều tương thích với mọi kết quả quan sát của chúng ta,và suốt dài thập niên gần đây các nhà nghiên cứu hàng đầu đã nổ lực nghiên cứu cả hai lĩnh vực nầy.

       Trong một vũ trụ vô hạn,có một dải Ngân Hà trông giống dải Ngân Hà của chúng ta, với một hệ mặt trời giống hệ mặt trời của chúng ta,với một hành tinh giống trái đất của chúng ta,với một ngôi nhà không khác gì ngôi nhà của bạn,trong ngôi nhà đó là những người giống như bạn.Và không chỉ có một bản sao như thế.Trong một vũ trụ vô hạn,có vô hạn bản sao như thế.Trong một số vũ trụ khác,ngay lúc nầy chiếc bóng của bạn đang đọc câu nầy,cùng bạn.

        Dù không có khả năng quan sát được những thế giới nầy,chúng ta sẽ thấy rằng nếu vũ trụ rộng lớn vô hạn,nó là ngôi nhà của vô số thế giới song song - một số giống như thế giới của chúng ta, một số hơi khác so với thế giới của chúng ta,nhiều thế giới hoàn toàn khác biệt với thế giới của chúng ta.

         Trên đường hướng đến những thế giới song song này,trước tiên chúng ta phải có được một số hiểu biết thiết yếu về vũ trụ, kiến thức khoa học ngiên cứu về căn nguyên và sự tiến hoá của toàn vũ trụ.

          - Theo Brian Greene

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Gương Cuồng Trump - NL

 Buồn nghe những kẻ cuồng Trump

Vui nghe thế giới thoát vòng  đảo điên

Trở lại cuộc sống bình yên

Sống theo nề nếp chớ nên sa đà

Những người thích chốn xa hoa

Ăn chơi đàn điếm thì hoà theo Trump

Nói nhăng nói cuội lung tung

Phô trương thanh thế cùng chung theo dòng

Lưu manh đáng mặt anh hùng

Phất cờ theo gót hoà cùng Hitler

Làm thân  bị thịt chở che

Cho loài hung ác cho phe gian tà

Phải chi là Phật Thích Ca

Phải chi là Chúa,thánh ca để đời

Ai dè chỉ bốn năm thôi

Đã rơi thảm hại ghi đời bẩn nhơ


Nov 25,2020


Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

 Đạo Trump Sập sàn   - NL

Cười cho giáo chủ bốn năm

Giảng đạo khắp nước tiếng tăm vang trời

Làm nghề gánh xiếc mua vui

Đánh cho Trung cộng tơi bời đảo điên

Tiền thâu sưu thuế túi riêng

Chỉ cần lương tháng một tiền cũng vui

Quyết làm nước Mỹ đổi đời

Không còn suy nhược mấy thời lạy Trung

Tung hô người Mỹ anh hùng

Giang hồ da trắng sánh cùng trời thiêng

Ru người mê muội đảo điên

Tung hô vạn tuế Khắp miền thờ Trump

Ngàn năm mới có vĩ nhân

Trời sai xuống thế cứu dân diệt Tàu

Giảm nghèo giảm thuế nhao nhao

Giúp đỡ kẻ giàu,kẻ khó chết mau

Chỉ cần cái miệng tuôn trào

Giỏi tài bịp bơm dân nào có hay

Tiền buôn vũ khí cao bay

Tiền bất động sản khắp nơi thu về

Gia đình Trump sống hả hê

Chẳng trả xu nào tiền thuế của dân

Bịnh dich dân chết xa gần

Có thầy Trump đến nó vùng chạy ngay

Lo chi sự chết mỗi ngày

Xuống đường tranh đấu lai rai nguyện cầu

Trump nầy đạo nghĩa thâm sâu

Giúp cho dân Việt khỏi sầu đau thương

Trả thù tàu chệt nhiễu nhương

Có ngài Trump đến tình thương ngập tràn

Đến nay giáo chủ sập sàn

Bùa linh hiển  đã theo làn khói bay

Nov  24,2020



 Tổng thống Donald Trump của Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một biểu trưng của nền dân chủ nước Mỹ bị phá sản do chính tay ông, ông đã miệt thị nền tư pháp Hoa Kỳ không đủ tư cách pháp nhân để giải quyết vấn đề kiện tụng không bằng chứng của ông.Ông là kẻ nói dối nhiều lần mà không biết xin lỗi (Quân bất thí ngôn ) Ông miệt thị nền nền an ninh quốc gia Hoa kỳ để cho kẻ xấu gian lận phiếu ,nhưng lại do chính ông điều hành đất nước trong bốn năm qua.Ông đã miệt thị nhưng quân nhân Hoa Kỳ là lũ ăn hại và hèn hạ. Ông mang tư tưởng Phát xít (fascium) kỳ thị dân da màu và tôn vinh dân da trắng là thượng đẳng ( Great American ).Ông là người không có đủ lòng từ bi ,bác ái để ngăn dịch bịnh Covid, khuyến khích dân chúng nổi loạn không cần mang khẩu trang lây bịnh cho người khác.Ông không đủ tư cách làm người khi ông tuyên truyền cho đám ngu dân thiếu hiểu biết ,không tin vào khoa học,vi trùng. Nói  tóm lại ông không đủ tư cách làm Tổng thống ở bất cứ nước nào.

 nguyễn đức tùng: khi còn bé tôi đọc sách (Tiếp theo và hết)

4.
Tác phẩm thiếu nhi cổ xưa có khuynh hướng luân lý, chú trọng nhiều đến cảm xúc. Các nhà văn sau đó đã thay đổi quan niệm ấy, tác phẩm của họ mang tính khách quan, tự nhiên, dùng giọng nói của trẻ con. Mà trẻ con thì không quan tâm đến luân lý, chúng chỉ hành động tự nhiên: cái tốt của con người nằm ở tính tự nhiên ấy. Trẻ con ngày một trở thành những công dân của thế giới, vì vậy sách dành cho trẻ con ảnh hưởng biết bao đến khuôn mặt xã hội. Sự hấp dẫn của lối văn, tài quan sát, cái sắc sảo trong cách nhìn sự vật, tình cảm đằm thắm, cảm xúc chân thật, là những thứ làm tôi trở lại với một cuốn sách, đọc nó lần thứ hai. Tôi tiếc rằng tôi biết đến cuốn Ngàn lẻ một đêm khá muộn, khi tôi đã lớn. Tôi yêu mến cuốn sách ấy nhưng tin rằng nếu được đọc nó từ những năm mười tuổi, cảm xúc của tôi đã khác, thế giới của tôi đã khác. Alibaba và bốn mươi tên cướp đã có thể làm tôi nghĩ khác đi về thế giới. Một người bạn của tôi ở Sài Gòn than rằng đọc Kim Dung không thấy thú, vì anh đọc lúc ngoài năm mươi tuổi; tôi e rằng đó không phải là cái tuổi để bắt đầu đọc kiếm hiệp. Tôi đang nói đến một điểm mà các nhà giáo dục lưu tâm: không những cuốn sách được giảng dạy có nội dung như thế nào mà chúng nên được giới thiệu vào lúc nào, mấy tuổi. Tôi học truyện Kiều chương trình giáo khoa năm lớp chín, mười bốn tuổi. Tức là khá sớm. Hình như ngày nay trong nước cũng dạy truyện Kiều vào tuổi ấy? Như thế là quá sớm hay quá trễ? Đối với tôi, tuổi ấy thích hợp để bắt đầu tiếp nhận thơ Nguyễn Du, nhưng chỉ bước đầu thôi, vì vậy vào năm cuối bậc trung học, các em cũng cần phải học lại Kiều một lần nữa. Mười bốn tuổi chưa đủ chín chắn để hiểu hết cái hay đẹp của Kiều, nên nhiều người lớn lên thì quên hẳn. Thơ đến với tôi muộn hơn với văn xuôi. Trong một lớp học báo chí ở Canada mà tôi theo học, bài giảng đầu tiên là bài về thơ. Nếu đọc các nhà văn lớn Âu Mỹ đương đại, ta đều thấy các thủ pháp thơ ca được họ sử dụng. Lục bát là một thể thơ đặc biệt, tôi bắt đầu yêu thích nó không phải chỉ từ truyện Kiều mà còn nhờ đọc tạp chí Văn số đặc biệt “Hai trăm năm sinh Nguyễn Du”. Tôi tìm thấy ở lục bát của Hoài Khanh, Bùi Giáng, Cung Trầm Tưởng, trong mục “Lục bát bây giờ”, và Tản Đà, Huy Cận, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, trong mục “Lục bát ngày xưa”, sự hấp dẫn của thể thơ dân tộc. Câu thơ lục bát thật quyến rũ, có nhiều điều để bạn học hỏi. Chức năng của các chữ trong một câu thơ khác nhau tùy vị trí: những chữ quan trọng nhất là chữ mở đầu, quyết định giọng của câu thơ, và các chữ cuối, vì chúng bắt vần với hai câu trước và sau nó.
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Chữ màu và chữ san là quan trọng nhất. Chữ cuối còn quan trọng vì nó phải dừng lại lâu hơn.
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Chữ đi không thay thế được, vì nó xuất hiện một cách tự nhiên. Câu thơ không thể dịch chuyển được nữa, trong tiếng Anh gọi là best words, best orders. Người làm thơ có vần non tay: chữ của họ có thể thay đổi. Tôi học được cách lặp đi lặp lại:
Khi về bỏ vắng trong nhà
Khi vào dúng dắng khi ra vội vàng
Khi ăn khi nói lỡ làng
Việc trùng điệp ở đây là để nhấn mạnh vào thói quen. Khi đọc Chinh phụ ngâm, tôi hiểu song thất lục bát đi trước lục bát. Thể song thất lục bát giàu tình cảm, thể hiện sức suy nghĩ bên trong. Câu thơ song thất lục bát dùng để mô tả tâm lý nhân vật, như trong trường hợp Chinh phụ ngâm, là thích hợp. Nếu trẻ em được dạy kỹ về các thể thơ từ những lớp nhỏ, ví dụ lớp năm hay lớp sáu, không những về nội dung mà về hình thức của chúng, nghệ thuật dùng chữ của cha ông, và mở rộng ra các thể thơ thế giới, làm cho học sinh có hiểu biết từ sớm, đối với các thể sonnet, ballad, ghazal, nghệ thuật dùng chữ của học sinh sẽ tiến bộ hơn. Khuynh hướng “dòng ý thức” cũng làm cho thơ ca thâm nhập văn xuôi, ít nhất về mặt nhịp điệu.
Văn học là các giá trị được tác giả chọn lựa. Bạn đọc sách, chịu ảnh hưởng của các nhân vật. Trẻ con thích bắt chước một cách ý thức. Những nhân vật có tính anh hùng, thông minh, tháo vát, hài hước, thương người, được bọn trẻ bắt chước nhiều nhất. Đó là một trong những phần thưởng của việc đọc. Tất nhiên không phải ảnh hưởng sách vở nào cũng đem lại kết quả tốt, không phải cuốn sách nào cũng dạy trẻ em những điều lành mạnh. Có những cuốn tối tăm, có những tư tưởng u ám, nhưng chúng ta đành phải giới thiệu cho người đọc những khía cạnh khác nhau, nhất là sau tuổi tiểu học. Truyện Kiều rất buồn nhưng nó làm tôi yêu cuộc sống. Những câu hỏi lớn có thể được đặt ra khi một đứa trẻ tiếp xúc với văn học. Tôi sẽ làm gì? Tôi có nên lấy vợ hay lấy chồng không? Tôi có nên đi làm cách mạng không? Tôi có nên tự tử không? Đừng sợ những câu hỏi ấy, rồi chúng sẽ tự tìm được cách trả lời. Đặc tính của ngôn ngữ là biến đổi. Con người thường xuyên thay đổi ngôn ngữ của họ, thay đổi cách giao tiếp, đảo lộn ngôn từ, sắp xếp chúng lại, rút ngắn, kéo dài ra, bẻ gãy. Ngôn ngữ đòi hỏi điều ấy, nhà văn cần làm điều ấy. Đó là cội rễ của việc cách tân ngôn ngữ trong văn học. Con người không ưa chuộng sự sáo mòn, tức sự lặp lại nhiều lần. Mặc dù khi một chàng trai nói “anh yêu em” là anh ta nói thật, từ trái tim, sẽ có những phụ nữ không tin điều ấy. Anh ta không biết rằng trước mình nhiều chàng trai khác đã nói như vậy với nàng. Có lẽ bạn phải nói khác đi. Tiểu thuyết ngày càng mới, tiểu thuyết dành cho thiếu nhi cũng ngày càng mới. Ngày nay các nhà văn không thể viết như trước nữa, chúng ta không thể viết về buổi tựu trường như Thanh Tịnh, “hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều”. Chỉ một lần người ta được viết như thế, lâu lắm rồi. Văn chương thiếu nhi rất khó viết, và trong khi các nhà văn tài năng làm cho nó trở nên dễ dàng, có vẻ như vậy, thì văn chương ấy không đơn giản như bạn tưởng. Thật hạnh phúc được đọc những cuốn sách đầu tiên và những cuốn sách cuối cùng của đời mình trên cùng một miếng đất.
Sáng tạo của Lê Tất Điều là độc đáo: chuyện của đồ vật. Một sự kiện được nhìn bởi một người, nhưng cũng có thể được nhìn bởi nhiều người: việc chọn lựa góc nhìn cho một tiểu thuyết là quan trọng. Tên của nhân vật cũng thú vị. Tôi có thể quên tên nhiều người nhưng không quên được Hiền và Vọi trong Trống mái của Khái Hưng, Xuân tóc đỏ, nghị Hách của Vũ Trọng Phụng, cô Mùi của Nhất Linh. Tôi yêu những cái lớn trong tiểu thuyết, hầu như lúc nào cũng vượt ra khỏi tính cách của tôi. Mơ ước về cái lớn lao là mơ ước của mỗi người, nhưng bạn càng lớn tuổi nó càng bớt đi. Thế còn sự thân mật? Tôi tìm thấy chúng ở sự yếu đuối, ở những khuyết tật. Nếu người mẹ của Phượng trong Chim hót trong lồng là một người đàn bà mẫu mực, sống toàn hảo, tôi sẽ không nhớ đến bà, nhưng vì bà là một phụ nữ làm nghề bị khinh rẻ, tôi mới xúc động. Tôi thấy gần gũi nhân vật ấy hơn vì những khiếm khuyết của bà. Đó là lòng thương xót.
Bạn đừng sợ những cuốn sách bạn không hiểu gì cả. Thời nhỏ tôi đã từng thử đọc một vài cuốn, như Người xa lạ hay Tội ác và trừng phạt, mà tôi không hiểu, nhưng ấn tượng tôi còn lại là sự mô tả tỉ mỉ chi tiết đời sống nội tâm, sự xung đột giữa các tính cách, bức tranh về số phận con người. Chẳng bao lâu sau bạn sẽ nhận ra các nhân vật là người quen gặp trên đường: giữa người đọc và nhân vật văn học có những điều chia sẻ cùng nhau, giống nhau, họ không ngớt an ủi khích lệ nhau. Ở Zhivago lần đầu tôi nhìn thấy sự kết hợp giữa văn xuôi và thơ, khi chàng thi sĩ bác sĩ ấy khóc thương cho một nước Nga đẹp như mơ đến hồi tan vỡ.
5.
Ba tôi mua sách, thỉnh thoảng bắt tôi đọc cho ông nghe. Tôi có nhiệm vụ rọc giấy. Thời ấy, sách in nhiều trang dính vào một, người đọc nào cũng có cái dao nhỏ để rọc sách. Một cái dao như vậy đã gây ra vụ án sát nhân của Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi thích mùi thơm của giấy khi rọc sách, nhìn trước nhìn sau không có ai, tôi úp mặt vào đó, hít hà. Mẹ tôi không đọc nhưng hay kể chuyện. Nhờ vậy mà khi lớn lên tôi có thói quen kể chuyện cho tụi bạn, dần dần thói quen kể chuyện trở thành một sở thích. Đối với nhiều người, đọc là hành động riêng tư: người ta đọc trong im lặng, một chỗ ngồi kín đáo. Nhưng trẻ em cũng cần được dạy rằng đọc là hành động tập thể. Học sinh cần tập đọc trước lớp, tập diễn thuyết, thanh niên cần tập đọc trước thính giả và khán giả, và lắng nghe đối thoại của người đến nghe. Truyền thống đọc sách công cộng tiếc thay không phổ biến ở người Việt Nam, và hình như ngày càng lụi tàn. Đi nhiều nơi trên thế giới, tôi nhận ra người Việt không có thói quen trò chuyện trước đám đông, đọc tác phẩm cho người khác nghe. Người Việt nói chung có tính nhút nhát khi ra ngoài, không quen đối đáp với người ngoài, và những người như thế về mặt tâm lý học sẽ chuyển dịch năng lượng của họ vào việc khác: lắng nghe lời đồn, thích đả kích nhau trong nội bộ, không quen tỏ ra khâm phục, không sẵn sàng đối thoại.
Tôi bắt đầu đọc sách tiếng Anh trong trại tị nạn, với cuốn sách duy nhất, một cuốn tiểu thuyết mà tôi lượm được, của Dostoievsky bản tiếng Anh. Thoạt đầu tôi không hiểu, vì không có từ điển, cuốn từ điển tôi mang theo đã rớt xuống sông Tiền (không phải Tiền đường), cùng với lương khô, quần áo. Rất nhiều thứ chúng ta không hiểu, nhưng chúng ta sẽ suốt đời không hiểu nếu không bắt đầu từ bây giờ. Hãy để cho tính cách của nhân vật mà bạn yêu mến chinh phục bạn. Đừng ngượng ngùng nếu bạn thấy mình giống với Pinocchio, Zorba, Alyosha, vì họ đã là một phần của cuộc đời bạn; một cách vô thức họ trở thành chính bạn, vì lịch sử là một phần của hiện tại, mỗi người đọc là một nhân vật của cuốn tiểu thuyết được viết chưa xong, không bao giờ đến chương cuối cùng. Tình yêu đối với chữ, tình yêu đối với sách, làm nên nhân cách một kẻ mới lớn.
“Vũ và Côn nằm dài trên chiếc chiếu rách trải dưới giàn hoa lý sau vườn. Bóng râm mỗi lúc một lan rộng ra. Nắng chiều yếu dần nên màu xanh của lá và màu vàng của chùm hoa tươi lên làm dịu mắt hai thằng bé.”
Đoạn văn dịu dàng này làm tôi yêu miền Bắc, yêu không khí tự do của miền Nam, nhờ bầu không khí ấy mà Duyên Anh viết được như vậy về quê hương ông, thay vì viết những dòng khuyến khích trẻ em đánh giặc và yêu nước, thường là thứ văn sáo rỗng. Theo tôi một cuốn tiểu thuyết hay ngay từ đầu phải hấp dẫn người đọc. Nó phải mở ra một cánh cửa, hoặc là cánh cửa nhìn vào căn phòng hoặc nhìn ra cánh đồng bao la. Nhưng hơn thế nữa, người làm thơ và viết văn đều biết rằng ngay những câu đầu tiên, giọng điệu của tác phẩm đã được hình thành, sau đó bạn rất khó thay đổi, vốn từ ngữ, thói quen sử dụng chúng được xác lập ngay từ đầu. Khi đọc bao giờ bạn cũng hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nếu mọi chuyện xảy ra đúng như bạn dự đoán, câu chuyện bớt hấp dẫn.
Trong tiểu thuyết, đó là sự mở đầu, trong thơ, đó là sự kết thúc.
Anh trai tôi giới thiệu cho tôi tùy bút Mai Thảo, và loạt bài tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, hồi đó đăng trên Văn mỗi tháng một kỳ, nếu tôi nhớ không lầm, ví dụ “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” đăng tháng giêng, “Tháng chín gạo mới chim ngói” đăng tháng chín. Tôi háo hức chờ đọc Văn mỗi tháng, nhận được từ trang viết của Vũ Bằng biết bao hương thơm của đất trời phương Bắc, mùi nhớ thương của người đàn ông dứt áo ra đi mà vẫn nhớ người vợ cũ, nhớ quê cũ đẹp như giấc mộng, nhớ mà không muốn về, Vũ Bằng rạch ròi như vậy trong sách. Tôi học ở anh tôi sự phán đoán dựa trên trang viết, không cần tiểu sử tác giả. Cái chết của Anna Karenina bên đường xe lửa làm tôi xúc động mấy ngày. Sự thương cảm ấy có thật, nó chuẩn bị cho tôi năm học sau, lớp đệ tứ, học truyện Kiều. Tôi lờ mờ nhận ra việc bán mình của Kiều không những là bi kịch xã hội mà còn là một tính cách cá nhân. Thực ra đối với nhiều người, tính cách của nhân vật mới là tâm điểm của tiểu thuyết. Nhân vật và cốt truyện tuy khác biệt, chúng không hoàn toàn tách rời. Cốt truyện làm cho nhân vật được thể hiện và nhân vật đẩy cốt truyện đi.
Không còn thơ ấu nữa, khi cuộc chiến tranh đến hồi chấm dứt, miền Nam đứng trước ngày sụp đổ, tôi may mắn đọc tuyển tập "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta" do Nguyễn Đông Ngạc biên tập. Truyện ngắn khác truyện dài không những ở kích thước của nó, tức là phải ngắn, mà còn phải là một câu chuyện, câu chuyện của một nhân vật muốn một điều gì đó, phải tìm cách vượt qua chướng ngại để đạt được điều ấy. Khác với thể văn khác, truyện ngắn bao giờ cũng hướng tới một sự kiện cụ thể. Truyện ngắn viết về một tình huống, một xung đột, một phân vân lựa chọn, một khoảnh khắc trong khi tiểu thuyết hướng về mô tả các nhân vật, sự biến chuyển của các nhân vật. Mặc dù truyện ngắn có thể được viết với một ngôn ngữ đầy tính thơ, chúng không phải là một bài thơ. Bài thơ tập trung vào ngôn ngữ, hình tượng, giọng điệu, trong khi truyện ngắn hướng tới một câu chuyện. Tôi thường chỉ đọc tiểu thuyết một lần, thỉnh thoảng mới đọc nhiều hơn, nhưng truyện ngắn hay tôi đọc đi đọc lại. Tôi mê chất giọng của Mai Thảo, bề ngoài phóng túng mà bên trong trầm tư. Tập truyện Chuyến tàu trên sông Hồng gồm chín truyện ngắn, truyện nào cũng hay, là một thành tựu của văn xuôi ngày ấy. Những suy nghĩ mà hôm nay chúng ta đọc lại vẫn gần gũi.
" Nhát dao chặt đứt mình mẩy quá khứ thì thi thể của hiện tại cũng rách nát đau đớn. Ba phần thời gian chỉ là một. Tôi nghĩ miên man như vậy. Chung quanh tôi là thành phố, dòng nước chảy, những hàng cây, những mái nhà, vòm trời cao, đáy nước sao. Chúng tổng hợp lại thành một thực thể tổng hợp. Tôi không thấy một khởi điểm riêng lẻ nào. Những vần thơ tôi sẽ viết và sẽ được in ra sẽ còn cái hơi thở của tập thơ buổi đầu. Làm cái việc ôn lại đời mình qua những điều chắt gạn ở cuộc sống một người đã khuất, tôi muốn tự đặt cho mình một thái độ. Con người phải đi trên đường mặt trời hướng vào tương lai. Nhưng quá khứ đã làm tôi lớn lên. Tôi tưởng rằng nếu tôi có hàng ngàn năm để làm cái việc thu lượm những cái đẹp, những vì sao từ quá khứ gửi tới thì cái việc thu lượm đó sẽ không bao giờ hết. Và tôi đi đến một kết luận: Cái đẹp nào cũng chứa đựng một hình ảnh của quá khứ."
(Những vì sao thứ nhất, Mai Thảo)
Những truyện trong tuyển tập “Những truyện ngắn hay nhất” tôi đều đọc hai lần trở lên, cách nhau nhiều năm. Khi đọc lần đầu tôi không để ý đến một chi tiết trong Tình nghĩa giáo khoa thư của Sơn Nam, đọc đến lần thứ hai mới để ý, là lũ học trò giành nhau chụp cho được cây dùi trống đánh thùng thùng báo giờ vào lớp. Tôi từng có kỷ niệm này, năm học lớp hai. Phải đọc đến lần thứ ba truyện Bạch hóa của Cung Tích Biền, tôi mới nhớ ra mùi dầu nhị thiên đường của một người lính hành quân về quê, và câu nói của anh ta, kết thúc truyện ngắn, một câu nói có vẻ hờ hững: “Ờ, hồi nãy có đứa nào chịu khó chôn lão già không bây”, thực ra là một nỗi xúc động được nén lại. Toàn bộ câu chuyện của họ, chứ không chỉ là cái kết, bao giờ cũng mang lại niềm tin vào con người. Không có niềm tin vào con người, cuộc sống không đáng sống.
Tôi nhớ truyện của Hồ Hữu tường có đoạn ngắn: “lửa bắt cháy, văn chương của ngươi như dầu rót thêm vào, làm cho ngọn lửa sáng lên”.
6.
Vì sao tôi đọc sách? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Vì thích. Vì bắt buộc. Vì bắt chước. Vì bị hấp dẫn bởi một nhân vật. Kiến thức. Lối văn. Người đọc thích một cuốn sách cũng vì người ấy nhận ra sự tương hợp với giọng nói của người kể chuyện. Một tác phẩm có thể có giá trị, nhưng khi giọng của người kể chuyện là giọng quá buồn bã, hay quá trang nghiêm, hay dạy dỗ, có thể bạn không muốn nghe. Người đọc thích giọng văn vui tươi, dí dỏm, trữ tình mà vẫn hài hước. Nhưng giọng điệu chưa phải là tất cả: diễn tiến câu chuyện, sự hồi hộp, bất ngờ, các khúc quanh. Yếu tố cốt truyện trở nên ít quan trọng trong truyện ngắn, càng không quan trọng trong tùy bút và trong thơ. Do ảnh hưởng của nhiều phong trào văn học gần đây, có những tiểu thuyết không có cốt truyện, hay cốt truyện trở nên không hấp dẫn. Đó là sự xóa nhòa ranh giới giữa tiểu thuyết và truyện ngắn. Tôi tin rằng truyện dài cần nhân vật và cốt truyện, sức hấp dẫn của cả hai, trong khi truyện ngắn cần tia chớp khoảnh khắc. Đọc một truyện ngắn, bạn không có kỳ vọng biết hết về đời sống của nhân vật, không đòi hỏi câu chuyện nhiều biến chuyển, đọc một tùy bút lại càng không thế. Đó là lý do vì sao hiện nay tiểu thuyết phổ biến hơn truyện ngắn và thơ. Trong khi tiểu thuyết được giới bình dân yêu thích như vậy, truyện ngắn và thơ kén độc giả hơn nhiều. Đối với thơ, số lượng người viết và người đọc nhiều hay ít không quan trọng lắm.
Một đứa trẻ không hề nghĩ đến tác dụng giáo dục của tác phẩm. Vả lại một câu thơ hay, một truyện ngắn hay cũng chưa chắc đã mang lại cho tôi bài học luân lý nào. Tuy vậy, dù tác giả có ý định hay không, một tác động văn hóa thế nào cũng xảy ra nơi người đọc. Có những bài học rõ ràng như Tâm hồn cao thượng, có sự gợi lên lòng thương người như Vô gia đình, nhưng cũng có những tác động mơ hồ, khó hiểu, làm thay đổi tâm hồn bạn. Khi tôi đọc câu thơ:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vào năm tôi mười bốn tuổi, tôi chẳng hề nhận được bài học nào ở câu thơ của Bích Khê cả, nhưng cảm xúc của tôi thay đổi. Tôi thấy yêu mùa thu hơn, tôi nhìn ra cái đẹp của nó. Ngoài những ảnh hưởng tinh thần, còn có những hữu ích khác, như đối với cách hành văn của bạn và do đó đối với lối suy nghĩ của bạn. Khi đọc đi đọc lại một tác phẩm, một đoạn văn, những bài tập đọc trong nhà trường, tôi bắt đầu cảm nhận cái hay của câu văn. Ngày nay các trường học ít khi bắt trẻ con học thuộc lòng, nhưng tôi nghĩ học thuộc lòng cần thiết, nó giúp trẻ em thói quen hình thành một lối viết và lối nói chuẩn mực trong sáng, biểu lộ hết vẻ đẹp của tiếng Việt. Hay tiếng Anh, tiếng Pháp, nếu bạn đọc truyện trong các tiếng ấy. Văn chương dạy chúng ta lòng yêu mến chữ, yêu mến câu. Cũng như trong thơ, câu thơ là quan trọng nhất, thì trong văn xuôi, câu văn là viên gạch, là đơn vị quan trọng nhất. Tôi lắng nghe các mẩu đối thoại trong phim ảnh, kịch. Các câu đối thoại ấy được viết thật hay, gọn ghẽ, chữ dùng chính xác, ý tưởng sâu xa. Những câu hay có thể nằm bất cứ nơi đâu trong những đoạn tả cảnh thiên nhiên hay trong lời đối thoại. Tôi để ý thấy Duyên Anh viết ngắn, câu thoại rõ ràng, mạch lạc, dí dỏm. Giọng kể pha lẫn giọng tả, thoăn thoắt, các ý tưởng của nhân vật và hành động của họ xen kẽ nhau, vì vậy mà truyện Duyên Anh hấp dẫn với trẻ nhỏ.
Nếu bạn thích đọc nhưng không cảm thấy thích thú trước các câu, thì bạn không có khuynh hướng trở thành người viết. Cũng như vậy một người không thích mùi sơn, không thể làm người thợ sơn giỏi, không yêu mùi cỏ, không thể trở thành một người làm vườn tài năng, không yêu bảng đen phấn trắng, sao có thể trở thành thầy cô giáo giỏi? Có những câu văn dài và câu ngắn, có những câu với nhiều ngắt đoạn, với các dấu phẩy ở giữa và những câu không hề có dấu phẩy, có những câu văn dùng nhiều dấu chấm phẩy, có những câu không hề dùng đến chúng, có những câu trực tiếp và những câu bất ngờ, có những câu dễ hiểu và những câu khó hiểu, những câu làm bạn an tâm và những câu làm bạn thẫn thờ, có những câu đẹp như lụa và những câu sắc như dao, những câu văn làm dáng của Nguyễn Tuân và những câu chân thật cũng của ông, trong Vang bóng một thời, nhất là trong Chùa đàn. Câu là chất giọng của người viết. Câu là tiếng nói của người ấy. Thời bé tôi ghét những câu dài lòng thòng, sau này lớn lên đọc Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, tôi thay đổi ý nghĩ ấy, và thấy rằng bạn không cứ phải viết như Ernest Hemingway mới hay.
Khi người thợ mộc, biệt hiệu là Anh đào, với cái mũi đỏ chót, tìm thấy một thanh củi, ông ta chuẩn bị đẽo thành cái chân ghế. Nói sao làm vậy, lúc sắp chặt mảnh gỗ bỗng ông nghe một tiếng nói vang lên: chao ôi, đừng chặt mạnh quá. Chi tiết ấy tôi không thể nào quên được. Như vậy một chi tiết, một hình ảnh, ở lại lâu dài. Tôi cũng nhớ câu văn mở ra một câu chuyện. “Má ơi, thế là hôm nay má không đến con rồi. Con bắt đền má đấy. Cả buổi tối hôm qua con gấp áo đầu giường, con đi ngủ rồi mà còn nghĩ đến má.”
Nhật Tiến mở đầu Chim hót trong lồng với lời kể, giọng của đứa bé gái. Hai ba câu giản dị mà vẽ lên cả một khung cảnh, một mối quan hệ, một tình cảnh lạ lùng. Trong đoạn văn ấy hàm chứa nội dung của cả cuốn tiểu thuyết. Nói một lời đẹp, hạ một chữ chuẩn xác, viết một câu văn quyến rũ, không chỉ là công việc của nhà văn: chúng hình thành một lối tư duy mới, sáng sủa, rõ ràng mạch lạc. Tôi chưa thấy một nhà văn nào viết câu văn sai văn phạm mà có thể là một nhà văn lớn. Tất cả những chính trị gia tài ba đều là những người ăn nói gãy gọn, thậm chí là những người viết văn. Nếu có dịp đọc thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Mỹ Ronald Reagan, tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, bạn sẽ thấy điều ấy.
Nhân vật phải thay đổi với chiều dài cuốn sách. Các nhân vật của những tiểu thuyết hay đều thay đổi. Tác giả, người kể chuyện, nhân vật chính, ba người ấy ở trong những trạng thái xung đột và họ thường xuyên thu xếp với nhau khi câu chuyện diễn biến. Mỗi cuốn tiểu thuyết là một thế giới riêng rẽ, không có cuốn sách nào đại diện được cho con người như một tập thể, tuy vậy điều lạ lùng là trong những cái riêng rẽ ấy chúng ta mới nhìn ra khuôn mặt của con người. Năm mười lăm tuổi, tôi vớ được tập thơ của Hàn Mặc Tử.
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Hình ảnh ấy riêng tư, riêng cho một người, một hoàn cảnh, một tâm trạng, nhưng cũng chung cho nhân loại. Những ngày cuối cùng của miền Nam, đọc Cuốn theo chiều gió, thấy câu chuyện của nhân vật nữ đi trong những căn nhà đổ nát ở một tiểu bang ở Hoa Kỳ, tôi hình dung thấy, từ một đất nước xa lạ, sự phản chiếu số phận của dân tộc tôi. Tôi đọc cuốn tiểu thuyết ấy giữa những buổi trưa hè hầm hập nóng sau một tấm bạt trong chợ Cồn, một thứ chợ trời hồi ấy ở Đà Nẵng, mùa hè năm 1975. Cho trẻ em đọc sách nào, đọc như thế nào, là câu chuyện của các thầy cô giáo, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ. Nhưng tôi tin rằng việc đọc góp phần hình thành nên tính cách. Hơn một nửa những điều tôi đọc, từ trước tới nay, tôi không hiểu gì cả, nhưng vẫn xúc động. Tôi lờ mờ nhận ra rằng bên ngoài thế giới mà tôi đang sống, bên ngoài ngôi nhà ấm áp của cha mẹ tôi, ngôi trường tiểu học Triệu Thượng bên sông đẹp như giấc mơ dưới hàng dương liễu, đằng sau cây ngọc lan cao ngất cuối cánh đồng, còn có một thế giới khác nữa, kỳ bí, độc ác, đầy cạm bẫy, nhưng ở đó lại có những con người cao thượng, sự hy sinh, lối hành xử vượt ra ngoài lễ giáo. Lớn lên nữa, chuẩn bị vào đời, tôi nhận ra rằng cái thế giới kỳ bí ấy không phải chỉ là thế giới bên kia biển, trên hoang đảo của Robinson Crusoe, đằng sau ngọn núi, nơi chú dế mèn từng muốn phiêu lưu tới đó, nơi thằng người gỗ nhảy nhót muốn được làm người, mà thế giới ấy tồn tại ngay bây giờ, ở đây, giữa chúng ta, trong lòng mỗi chúng ta. Tôi nghĩ văn học đặt ra những câu hỏi nội tâm. Cái thế giới riêng tư ấy cũng mênh mông kỳ ảo, cũng đầy bóng tối và ánh sáng, đầy tội lỗi đớn hèn và cao thượng. Tôi yêu gần như tất cả những tác phẩm mà tôi đọc, tôi nhớ các nhân vật chính trong ấy như nhớ những người bạn. Những tác phẩm ấy giúp triển nở trí tưởng tượng của tôi. Cái kết hạnh phúc làm tôi sung sướng, tin tưởng vào một cuộc đời, cái kết buồn bã như trong chuyện cổ tích của Andersen làm tôi vương vấn. Tôi nghiệm ra nỗi buồn làm con người trở nên chín chắn hơn trong khi niềm vui làm cho họ mạnh mẽ. Đọc Xóm cầu mới của Nhất Linh, tôi biết có một thứ hạnh phúc êm đềm, nếp sống đơn sơ bề ngoài tẻ nhạt mà bên trong sống động, hồi hộp. Đọc Băn khoăn của Khái Hưng, tôi hiểu ra người ta đọc là để vượt qua đau khổ, là để chống lại những hoàn cảnh bất hạnh. Sau này khi lớn lên, xa quê hương, mất nó, chính nỗi cô đơn, cảm giác mất mát một khoảng trời tự do, sự không hài lòng trước lịch sử, dấy lên từ Khái Hưng, đã mang tôi trở lại với đọc và viết. Sự thương xót đối với con người, nhỏ bé và hay quên, có mặt trong mỗi chúng ta, vốn được hình thành từ sớm, từ khi chúng ta đọc Andersen, Kim Dung, Saint Exupéry, những nhân vật của các tiểu thuyết gieo vào lòng các bạn, những đứa bé mười mấy tuổi những hạt nhân đầu tiên không thay thế được: từ tâm và trí tuệ. Qua tuổi ấy rồi mà bạn không đọc thì bạn gần như mất hết.
Tiểu thuyết là những câu chuyện không có thực, nhưng chúng lại thực hơn cả ngoài đời. Đó sự thực bên trong. Các nhà văn đừng dạy cho trẻ con lòng căm thù, dù đôi khi trong đời sự căm thù là chính đáng và cần thiết. Cuộc đời sẽ dạy cho chúng điều ấy mau lẹ hơn chúng ta, cũng như thói chửi tục, bạn không cần phải vội. Hãy dạy cho chúng cái khác, cái đẹp thơ mộng có vẻ không có thực chẳng hạn. Nếu một người có một trăm cuốn sách quan trọng trong đời, năm mươi cuốn sẽ được đọc trong thời thơ ấu. Những cuốn ấy nếu bạn không đọc trước năm mười bảy tuổi, thì bạn sẽ mất chúng. Dù sau này bạn có bắt đầu đọc chăng nữa, những cuốn sách ấy sẽ không còn ý nghĩa ấy dành cho bạn, cũng tựa như cuốn truyện tranh thời ta bảy tuổi, truyện kiếm hiệp lúc mười ba tuổi, truyện tình diễm ảo mà bạn vừa đọc vừa khóc sướt mướt, vì khi đã lớn rồi bạn không còn khóc được nữa, những cuốn truyện kiếm hiệp đọc xong bạn muốn tập nhảy lên nóc nhà, vì khi lớn rồi bạn không ngu gì phi thân như thế nữa.
Sống để đọc. Vì văn học là tâm hồn. Chúng ta càng hiểu tâm hồn con người, thế giới mà chúng ta đang sống sẽ càng tốt đẹp. Chúng ta tin vào giáo dục, mà giáo dục bắt đầu từ tuổi nhỏ. Sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ con có những đặc điểm riêng, vì vậy việc tiếp nhận văn học ở chúng khác hẳn người lớn. Việc giảng dạy trong nhà trường từ lớp một tới lớp mười hai, đặc biệt các tác phẩm văn học thời kỳ trung học có tác dụng quyết định hình thành nhân cách một thế hệ. Người ta thích nghe lời đồn là vì không chịu đọc sách: nghe dễ hơn đọc. Chúng ta phải khởi sự từ trẻ em, tập cho chúng đọc sách và đọc lớn thành tiếng. Chúng ta không kỳ vọng một nền giáo dục toàn hảo, trong những điều kiện của đất nước khó khăn, nhưng chúng ta đòi hỏi trẻ em được sống trong không khí lành mạnh, tự do, tiếp xúc với các tác phẩm giá trị của nhân loại, với sự hướng dẫn. Đừng sợ tác phẩm văn học không chứa những cái kết hạnh phúc, không có những lời khuyên mô phạm. “Tâm hồn cao thượng” là một tác phẩm gồm những bài học lớn, nhưng đừng đòi hỏi mọi tác phẩm đều là những bài học như thế.
Nhiều nhân vật trong truyện là những kẻ khiếm khuyết, bất thường, rồ dại, ở trong những tình huống nguy ngập, trước vực thẳm, trong mất mát, sau tan vỡ. Bạn có thể gặp trong câu chuyện của họ nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, sự tệ bạc, bất công nhiều hơn, nhưng chúng không làm tôi gục ngã, không làm tôi trở nên khinh bạc, trái lại chúng làm người đọc phẫn uất trước bất công, nuôi trong họ sự dịu dàng nghiêm khắc, tính khiêm tốn dũng mãnh. Kinh nghiệm của các nhân vật ấy dạy tôi lòng vị tha, sự tin cậy vào người khác, bóng tối trong những tác phẩm ấy hắt ánh sáng lên tâm hồn tôi, như quầng sáng của ngọn đèn dầu Hoa Kỳ trên trang giấy cũ, đêm xóm vắng.
Nguyễn Đức Tùng
Đăng ngày Chủ Nhật, tháng 11 22, 2020

 Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

nguyễn đức tùng: khi còn bé tôi đọc sách
1.
Khi còn bé, tôi đọc sách. Tuổi thơ của tôi rơi vào buổi bình minh của miền Nam, một trong những thời kỳ phát triển tốt đẹp của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Cuộc đời rộn ràng bắt đầu, học sinh, công nhân, công chức, tư chức, người đi chợ búa tấp nập trên đường, những cánh cửa mở ra, đóng lại, tiếng xe máy, tiếng chuông xe đạp leng keng, chuông nhà thờ, chuông chùa. Trường học xây lại, nhà ga hoạt động, cầu cống, quán xá nhộn nhịp, đời sống rộn ràng mở cửa khi tôi sinh ra, lớn lên. Môi trường ấy thích hợp cho một nền văn học tươi trẻ, lành mạnh, cho những cuốn sách thiếu nhi, tiểu thuyết, phim ảnh, sân khấu. Chiến tranh chống Pháp vừa kết thúc, hòa bình lập lại, mọi người muốn trở về với cuộc sống thanh bình, bắt tay làm lại. Người ta muốn viết sách, muốn đọc sách. Người ta muốn thí nghiệm giống lúa mới, trồng cây ăn quả, muốn học nướng bánh mì, tìm hiểu ý nghĩa của cuộc đời, đi chùa, đi nhà thờ, đến trường. Người ta muốn sinh đẻ và được sinh đẻ, muốn sống và muốn người khác được sống. Tinh thần của Tự lực văn đoàn, của Thơ mới, của văn chương tiền chiến tưởng đã chết trong thời kỳ kháng chiến nay hồi sinh mạnh mẽ. Trong một xóm quê hẻo lánh, ở nơi xa kinh đô nhất, nơi ánh sáng của ước mơ dân tộc chiếu rọi tới chỉ vừa le lói mà thôi, tôi ngồi đọc.
Sách vở do các anh chị tôi mang về, không biết từ đâu. Thị xã bé tí xíu mà có đến năm hiệu sách: Tùng Sơn, Lương Giang, Văn Hoá, Tao Đàn, Phú Long. Chúng tôi không có thư viện, chỉ có một phòng đọc sách báo, đọc tại chỗ. Nhưng những cuốn sách tôi say mê toàn là sách cấm. Một lần trong phòng đọc của ty thông tin Huế, trên đường Trần Hưng Đạo, thấy tôi đứng đọc cuốn Những người đau khổ của Dương Hà, cô quản thủ thư viện, tóc phi dê, mắt đen nhánh, đến bên ngăn lại và bảo, em còn nhỏ quá không nên đọc cuốn này. Năm nấy tôi mười ba tuổi. Nhưng tôi không có nhiều chọn lựa. Tôi đọc bất cứ cái gì rơi vào tay, lọt vào mắt, dù đó là những người đau khổ hay hạnh phúc. Theo mẹ tôi đi chợ, tôi đọc tên đường, bảng quảng cáo, tờ programme chiếu bóng, tiếng Việt, cả tiếng Pháp mà tôi không hiểu mấy, chỉ có chữ Hán là chịu. Thế mà khi thấy những tờ giấy có chữ Hán rơi trên đường, mẹ tôi đều nhặt lên, mang về nhà cho tôi. Sau này khi được phép lục lọi tủ sách của ba tôi, trước đó khóa kỹ vì ông đi dạy học ở xa, tôi đọc trong một năm tất tần tật từ Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng Lư đến Những bàn tay bẩn của Jean Paul Sartre, từ Lan Hữu của Nhượng Tống đến Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Năm mười hai tuổi tôi nhớ cảnh cô Mịch đi gánh lúa bị nghị Hách lôi vào xe hơi. Tôi đâm yêu cô Mịch nhưng tức giận với gã đàn ông thô bạo kia. Nếu có súng tôi đã giết hắn. Có lẽ vì thế mà những đứa trẻ thích đọc truyện hiệp sĩ và công chúa, thám tử và giai nhân. Duyên Anh làm tôi sửng sốt vì cả hai: tuổi nhỏ mơ mộng và du đãng anh hùng. Xóm quê của tôi có nhiều người thích đọc sách báo. Trong quán hớt tóc gần quốc lộ Một, tôi đọc trọn vẹn Thời nay, Phổ thông tạp chí, Đa hiệu của võ bị Đà lạt, trong nhà ông anh họ gần bến đò, tôi đọc Văn hóa ngày nay, Tuổi hoa, Giữ thơm quê mẹ, Lập trường, trong phòng đọc sách của tỉnh lỵ tôi đọc các nhật báo từ Sài Gòn, tờ Hương Quê với các truyện ngắn tuyệt hay của Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.
Tôi đoán rằng đó không phải là một phương cách giáo dục thích hợp cho thiếu nhi, khi để cho một đứa bé mười một tuổi biết đến tình yêu của Zhivago và Lara, mười hai tuổi biết Vết thương dậy thì, mười bốn tuổi ngưỡng mộ Tống Văn Bình với tài bắn súng như chớp xẹt, làm tình trong xe hơi như vũ bão. Biết làm sao?
Cuốn sách đầu tiên mà tôi đọc: Anh phải sống. Cuốn sách bất ngờ nhất mà tôi đọc: Thằng người gỗ Pinocchio. Cuốn sách đáng nhớ nhất: Thằng Thuộc con nhà nông. Cuốn sách buồn bã nhất: Chim hót trong lồng. Cuốn sách đáng yêu nhất: Tâm hồn cao thượng. Cuốn sách sâu thẳm nhất: Cõi người ta. Cuốn sách điên rồ nhất: Zorba người Hy lạp. Cuốn sách làm tôi bàng hoàng: Chùa đàn. Cuốn sách dở nhất mà tôi đọc: Bắt trẻ đồng xanh. Cuốn sách dũng cảm nhất: Đêm dài một đời.
Chắc còn thiếu. Thế Anh hùng xạ điêu nằm ở đâu? Những cuốn ấy tôi đọc trước năm mười sáu tuổi. Bọn trẻ cũng say mê tủ sách Hồng của Tự lực văn đoàn: Cây tre trăm đốt của Khái Hưng, Hạt ngọc của Thạch Lam, Con chim họa mi của Andersen, Hoàng Đạo dịch. Năm mười một tuổi, tôi được một người lính Mỹ trong khi đi hành quân tặng cho bộ truyện tranh tiếng Anh in đẹp trên giấy láng về Tarzan, con người hoang dã, tình yêu với Jane Porter, tôi chỉ nhìn hình đoán nghĩa. Năm sau, mười hai tuổi, tôi đọc Cuộc đời ly kỳ và gian nan của Rô Bin Sơn, Daniel DeFoe, Hoàng Đạo dịch. Một bản thứ hai, Lỗ Bình Sơn trên hoang đảo, không biết dịch giả. Năm mười bốn tuổi, khi bập bõm với Tô Đông Pha những phương trời viễn mộng của Tuệ Sỹ, tôi còn say mê Con chồn tinh quái của Linh Bảo. Nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlof làm tôi ngơ ngẩn với chú bé Nils cỡ tuổi tôi, con ngỗng Akka dạy cho cậu bé lười nhác bài học làm người.
Các anh chị tôi, các thầy cô giáo mang lại cho tôi nhiều cơ hội. Không có những cuốn sách thời thơ ấu, mặc dù chúng không nhiều lắm, tôi đã không có tình yêu đối với văn chương. Những người giúp việc của mẹ tôi, gọi là trai bạn, kể chuyện. Người dân quê kể chuyện rất hay. Những câu chuyện về cuộc đời của họ thời Pháp thuộc, thời kháng chiến, đời sống trong làng xã, những tình duyên ngang trái, cứu chuộc, tội lỗi, đền ơn trả oán, người góa phụ, kẻ phản bội, êm đềm, giông tố. Tôi tin rằng những câu chuyện của họ là món quà, là sự ký thác. Khi mọi thứ qua rồi, chiến tranh tàn lụi, khi những giấc mơ của người dân bị phản bội, chúng ta không còn gì nữa, chỉ còn lại những câu chuyện kể. Tôi lớn lên ở một xứ loạn lạc, ngày quốc gia đêm cộng sản, ít ai biết rằng dưới bóng mát hàng tre, trong tiếng gù của chim cu bay đôi, trang sách tuổi nhỏ vẫn tỏa sáng tâm hồn những đứa trẻ nghèo. Tôi biết có nhiều người tiếp xúc với sách vở nhiều hơn tôi và cũng có những người khác lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, chẳng có sách mà đọc. Tôi chỉ là một đứa trẻ trung bình của một làng quê may mắn.
2.
Trong những thời kỳ khó khăn, dịch bệnh, thiên tai, tội ác, chúng ta đọc nhiều hơn, đi chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn. Tôi đọc để biết người khác nghĩ về mọi chuyện như thế nào. Càng đọc tôi càng tin rằng một nền văn chương thực sự không phải để giúp chúng ta rời xa thực tế, giết thì giờ bằng những ảo tưởng, mà giúp chúng ta đối diện với hiện thực. Trong thời thanh bình viết và đọc là một hành vi văn hóa, trong thời gian thử thách, trước những thảm kịch như thiên tai, chiến tranh, viết và đọc là hành vi chính trị. Nghệ thuật không phải chỉ là những thông điệp mà còn là, và trước hết là, phương cách mà nhà văn gởi đi thông điệp ấy. Tôi đọc một truyện vì sức hấp dẫn của các câu văn mở đầu. Nếu sau những trang đầu tiên mà bạn còn chưa nhận ra cái bạn có trước mặt là gì thì bạn phải bỏ. Chỉ sau đó, sau sự thích thú ban đầu, thông điệp của cuốn sách mới được lắng nghe. Đôi khi sự kết thúc. Đôi khi một đoạn văn đâu đó ở giữa hai thứ ấy. Đọc truyện, bạn phải kiên nhẫn, chịu khó theo dõi, không phải trang viết nào cũng đầy kịch tính, bất ngờ. Nếu mọi chuyện đều bất ngờ thì chẳng có gì bất ngờ nữa. Khi còn trẻ tôi thích những tình tiết táo bạo, những khúc quanh, những cảnh ghê rợn, sự kết thúc choáng váng. Khi lớn lên tôi muốn những cuốn sách kể chuyện đầm thắm, hợp lý, ám ảnh người đọc sâu sắc vì những nỗi niềm u uẩn bên trong, sự thương tiếc, sự phẫn nộ, lòng hối hận, tình yêu non trẻ. Trong thời kỳ hỗn loạn như hiện nay, con người vẫn phải sống cuộc đời của mình. Tác phẩm văn học không mang họ trốn thoát cuộc đời, mà mang người đọc ngày một đến gần hơn niềm vui nỗi buồn nơi trần thế. Nhưng nếu mọi thứ đều có sẵn câu trả lời, chúng ta đã không đi tìm. Nếu mọi thứ đều được giải thích, nếu mọi chuyện đều xảy ra đúng như dự đoán, người xấu bị trừng phạt, người tốt được may mắn, nếu cuộc sống dễ dàng tiên đoán như thế, thì đó không phải là cuộc sống.
Những người thầy đầu tiên ảnh hưởng đến tôi: thầy Nguyễn Xuân Oanh lớp nhất dạy tôi đọc Tâm hồn cao thượng của Edmondo de Amicis, Hà Mai Anh dịch, Vô gia đình của Hector Malot. Cô Thu Cúc năm lớp bảy, giới thiệu cho tôi Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. Thầy Hồ Thế Vĩnh, lớp tám, mang tôi đến với thế giới thơ Đinh Hùng, cả lớp được nghe trọn vẹn những băng đọc thơ từ chiếc máy dĩa tân kỳ thời ấy của ông. Lần đầu tôi biết rằng đọc không chỉ là đọc trong im lặng, một mình, mà còn đọc lớn lên, đọc trước đám đông, đọc cùng người khác như hành vi tập thể. Lớp chín, thầy Đỗ Tư Nhơn giới thiệu Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều, Nguyễn Du. Từ Kiều, thế giới văn chương, nghệ thuật sử dụng tiếng Việt mở ra cánh cửa lớn, dẫn tôi đi. Khi đọc Thằng người gỗ, nhà văn Ý Collodi, do Bửu Kế dịch từ bản tiếng Anh, tôi hình dung một xứ sở khác, vĩ đại, bên bờ biển, bầu trời cao và xanh hơn bầu trời của làng quê tôi. Tôi mơ ước đến đó. Có một niềm vui kỳ lạ, làm giàu trí tưởng tượng của bạn, làm bạn thay đổi cái nhìn. Cuốn sách gây ra những rung động mãnh liệt, thứ chủ nghĩa lãng mạn tự nhiên. Tôi nghĩ một nền giáo dục quá chú trọng đến hiện thực, tập cho trẻ con lớp năm lớp sáu tiếp xúc quá sớm với một thứ ngôn ngữ khắc khổ, thậm chí khắc nghiệt, dù chúng có giá trị văn học lớn đến đâu, đúng đến đâu đi nữa, với không khí cay đắng và thù hận, khi trẻ lớn lên, chúng sẽ thiếu một tâm hồn thơ mộng cần thiết.
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."
(Chí Phèo, Nam Cao)
Có lẽ tôi muốn con tôi học một đoạn mở đầu khác, học thuộc lòng càng tốt:
“Trên đê Yên Phụ, một buổi chiều mùa hạ.
Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi. Theo dòng nước đỏ lờ lờ, những thân cây, những cành khô trôi từ rừng về, nổi lềnh bềnh, như một dẫy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thực nhanh tới một nơi không bờ không bến. Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ra ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói:
- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân giời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ!
Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng đứng dừng lại, hỏi vợ:
- Mình đã thổi cơm chưa?
Vợ buồn rầu đáp:
- Đã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay.”
(Anh Phải Sống, Khái Hưng)
Cả hai tác phẩm trên, của Nam Cao và Khái Hưng đều lớn, có giá trị, nhưng cách tiếp cận của chúng khác nhau. Hãy cho phép trẻ con được sống thơ mộng trước đã. Bạn đừng lo chúng không biết gì về cuộc sống hiện thực. Mà chắc gì truyện của Khái Hưng ít hiện thực hơn truyện của Nam Cao? Ngược lại, trẻ con ngày nay nhiều đứa khôn trước tuổi, đáo để, đánh mất quá sớm tuổi thơ của mình, khi chúng lớn lên sẽ thành người lớn giỏi ngụy biện cho tính ích kỷ. Con người ngày càng khôn ngoan và càng ít thông minh.
Tôi đọc tất cả sách vở có trong tay, tôi đọc lớn lên các bài thơ và mẩu đối thoại trong tiểu thuyết. Tôi muốn lắng nghe giọng đọc của mình, và tiếng nói của các nhân vật, tiếng nói của tác giả. Đọc văn xuôi tôi yêu lối viết của nhà văn nhiều hơn là cốt truyện trong đó. Tôi yêu các đối thoại dí dỏm và mau lẹ của Duyên Anh, Nguyên Hồng. Tôi đọc đi đọc lại Hoàng tử bé, Cõi người ta, Antoine de Saint- Exupéry, Bùi Giáng dịch, vì thích những câu văn đẹp đến nghẹt thở. Cả hai đều có khung cảnh sa mạc, có máy bay bị hỏng. Cõi người ta gần như một tự truyện của tác giả. Ý thức trách nhiệm, tình bạn, sự sống và cái chết, những phẩm chất cao thượng làm nên ý nghĩa của đời người. Sau này khi ra hải ngoại, trong nhiều năm tôi tưởng mình đã quên tiếng Việt, nhưng rồi khi người ta lớn thêm nữa, những gì bạn đọc từ thời thơ ấu sẽ quay trở lại.
Chúng trở lại như những ý nghĩa.
3.
Lên lớp mười, trung học đệ nhị cấp gồm ba ban ABC, tôi chọn ban B, học toán, môn sở thích, từ đó xa dần văn học. Nhiều năm sau khi tôi trở lại, những cuốn sách vẫn chờ tôi ở đó, nhưng thế giới đã thay đổi. Người Việt đã già đi, mờ nhạt, tan rã, trôi dạt. Gần đây tôi có những dịp đọc lại một số sách thiếu nhi, như Dế mèn phiêu lưu ký khi tôi phỏng vấn nhà văn Tô Hoài năm 2011, hai lần phỏng vấn, một năm trước khi ông mất; đọc Chim hót trong lồng, sau khi được tin Nhật Tiến qua đời; đọc Pinocchio khi tôi ngồi chờ chuyến bay ở phi trường La Mã; đọc lại Tâm hồn cao thượng, trong bản tiếng Anh “The heart of a boy”, khi mua tặng cuốn sách ấy cho con trai. Ngạc nhiên thay tôi vẫn yêu mến chúng như vậy, không đổi. Có điều tôi đọc kỹ hơn, quan tâm đến lối văn, nhận ra một vài khuyết điểm của câu văn, vài điểm khó thuyết phục của cốt truyện, lối viết hơi cũ của các tác giả so với bây giờ; tôi chú ý nhiều hơn đến các chi tiết hợp lý và không hợp lý; tóm lại tôi đọc như một người viết. So với thời nhỏ, tôi có khả năng phân biệt và nhận ra mình yêu thích hơn những câu văn ngắn, nhiều hành động, hoặc những câu văn dài nhưng không khiến người ta mệt. Nhiều cây bút ngày nay, đáng ngạc nhiên, hình như không biết viết; họ viết những câu văn dài ngoằng, buồn tẻ, khiến người đọc rất mệt. Nhà văn có tài thường chọn hai cách sau đây, hoặc viết câu ngắn, linh hoạt, rắn rỏi, hoặc viết câu rất dài nhưng chia làm nhiều đoạn nhỏ, với các diễn tiến hành động hay suy nghĩ khác nhau liên tiếp, khiến người đọc không mệt. Lối thứ nhất hợp với khuynh hướng tối thiểu trong thơ, loại thứ hai, khuynh hướng tối đa. Lối nào ra lối đó. Văn học không phải là tấm gương mà là cách tổ chức các chi tiết. Chính nhờ cách tổ chức mà cuộc đời một nhân vật được khắc họa.
Nhiều người không tin rằng văn học có thể cải tạo thế giới. Tôi không biết. Nhưng những trang sách mà tôi đọc hồi nhỏ luôn ở lại với tôi. Tôi nổi hứng tự đồng hóa mình với họ, với Enrico, với Dế mèn, với Côn, Nils, đôi khi thấy mình rơi xuống cái giếng như Đoàn Dự, hay Trương Vô Kỵ cũng rơi xuống giếng thì phải. Tôi gắng học ở họ sự thật thà, tính gan dạ, nhưng học được bao nhiêu thì tôi không biết, hay học rồi mà quên? Cũng có người không học được điều gì cả, bất chấp kiến thức rộng rãi và sự sắc sảo của chính họ, vẫn lớn lên như kẻ tầm thường, tiêm nhiễm các thành kiến hẹp hòi, ngôn ngữ điêu trá. Đó là những độc giả không may mắn của văn học.
Có người tin rằng văn học thiếu nhi là viết về thời thơ ấu đã qua của chúng ta. Nhưng tôi nghĩ văn học thiếu nhi trước hết là viết cho tuổi nhỏ, hơn là viết về tuổi nhỏ, và người đọc trước hết là trẻ con và lớp tuổi mới lớn. Có hai loại: loại dành cho lứa tuổi tiểu học, và loại dành cho trẻ mới lớn (adolescent), từ mười một đến mười sáu, mười bảy. Lứa tuổi ấy rất dễ nhớ lâu. Tôi có thói quen học thuộc đoạn văn mình yêu thích. Dù nay chép lại, tôi phải dùng bản in điện tử, vì không tin vào trí nhớ, tôi vẫn có thể thuộc nhiều đoạn. Có lẽ đây là ảnh hưởng của lối dạy “học thuộc lòng” mà ngày nay nghe nói nhà trường đã bỏ vì “làm khổ học sinh”? Dịch giả Bửu Kế, mở đầu cuốn Pinocchio mà ông dịch là “Thằng người gỗ” bằng bức thư cho nhân vật của mình:
“Huế, ngày...
Em Pinocchio,
Lúc bố Geppetto dùng mảnh gỗ chạm trổ em, bố có ý đem em đi khắp thế giới biểu diễn lấy tiền mua rượu uống. Cái ý định ấy theo thời gian biến thành sự thật. Em chu du khắp nơi, nói nhiều thứ tiếng và ngày nay em nói thêm một thứ tiếng Việt Nam. Tôi gặp em trong tủ kính một nhà hàng sách một buổi chiều tà. Hai vành tai nhỏ xíu, cái mũi dài thòng khiến tôi buồn cười. Hôm ấy tôi say mê về cuộc đời của em, mãi đến gà gáy sáng mới đi ngủ.”
Ba mươi năm sau, khi về vùng Tuscany ở trung Ý, với thủ phủ Florence, tôi được biết Pinocchio cũng nổi tiếng ở đó. Pino tiếng Ý là gỗ tùng còn occhio là con mắt. Tên của Geppetto, người thợ mộc làm ra chú bé, là từ Geppo, cũng là ceppo, nghĩa là cây gỗ. Tôi còn nhớ cảm giác thú vị của mình về cái ngày thằng bé ra đời. Tôi cảm động về những đức tính của nó, trung thực, siêng năng làm việc, tôi nhớ những lầm lỗi của nó. Trong khi Chim hót trong lồng của Nhật Tiến làm tôi bâng khuâng, dù lúc đầu hơi khó hiểu:
“Má ơi má năm mới con và Gigi chúc má mau khỏe mạnh về với chúng con. Con sẽ đến đón má ra khỏi căn buồng vôi trắng. Con sẽ đỡ má trên những bậc cầu thang bằng gỗ. Cửa nhà ta sẽ không khóa như bây giờ nữa, con sẽ mở cửa sổ để nắng mùa xuân sưởi ấm cái giường của má. Lọ hoa để mốc trên bàn sẽ được cắm hoa màu đỏ, bàn sẽ trải khăn xanh. Má cứ ngồi dựa lưng vào tường mà dưỡng sức.
Con sẽ đi đun nước lá thơm cho má gội đầu.”
Đó là ước mơ của nhân loại.
Những ngày cuối cùng của miền Nam, khi đã lớn, tôi vẫn say mê Những giọt mực: “Đêm thật khuya, buổi sinh hoạt của đồ vật trong phòng bắt đầu như thường lệ. Bao giờ họ cũng tán dóc với nhau về chuyện xảy ra ban ngày, về chú bé chủ nhân của đồ vật. Chị tranh trên tường hồi nãy ít nói. Trước kia chẳng ngày nào chị ta quên khoe sắc đẹp của mình. Ông bàn lên tiếng trước, ông càu nhàu về vụ hôm nay chú bé làm đổ mực lên mặt ông.” Chỉ đọc thế thôi, Lê Tất Điều đã làm tôi cuốn hút vào thế giới tưởng tượng của ông. Đó là nhà văn đầu tiên dạy tôi về cách quan sát đồ vật, nghĩ về chúng, yêu chúng. Dế mèn phiêu lưu ký là cuốn sách được dạy ở lớp bảy. Sau chiến tranh, tôi trở về làng, cánh đồng cũ, bạn bè không còn ai, tôi đi một mình, nhớ chúng, đứa chết trong chiến tranh, đứa bỏ quê chạy vào Nam, đứa ra nước ngoài. Tôi nghe tiếng hót dưới chân, tôi đứng lại. Tôi nhớ ra người bạn thời thơ ấu, nhớ đến cuốn tiểu thuyết. Tôi thấy mình không cô độc trên cõi đời này. Tôi có hai người bạn: cánh đồng cỏ xưa và một nền văn học đã bị bôi xóa.
Một thời để đọc, một thời để chết. Tôi yêu sách, bất kể chúng là văn học hay khoa học. Cách trình bày không những đẹp mà phải chắc chắn, có hệ thống, có phong cách. Nên mua sách, không nên mượn. Những người yêu sách tạo ra một cộng đồng độc giả, là những người xúc động vì chữ viết, vì những giá trị được truyền qua các thế hệ, sự vui chơi, lòng nhân ái. Con người tạo ra ngôn ngữ mỗi ngày, mang cho chúng ý nghĩa mới mỗi ngày. Ngôn ngữ không chỉ phản ảnh đời sống, văn hóa, mà còn phản ánh lập trường chính trị, những quan điểm cốt lõi về đời sống. Những người đọc và những người viết tạo ra một cộng đồng văn hóa lớn, có thể gọi họ là một tầng lớp tinh hoa của xã hội, thời nào cũng thế. Nhiều người ưa sách mỏng, dễ cầm, tôi thích những cuốn dày, bìa cứng, nặng kịch, tôi ôm lấy chúng vào lòng, như ôm một người bạn nhỏ tuổi. Ngôn ngữ không phải chỉ là hình thức diễn đạt các hình tượng. Ngôn ngữ chính là tư tưởng. Một người ăn nói ấp úng, nói ngọng, phát âm sai, thì khó có tư duy sáng rõ. Một đứa trẻ lớn lên không đọc sách văn chương, nhất là sách thiếu nhi, sẽ đánh mất nhiều khả năng: khả năng suy nghĩ, khả năng giao tiếp, đức tính hy sinh, sự mơ mộng, trí tưởng tượng. Văn học thiếu nhi giúp cho trẻ con tưởng tượng; không có trí tưởng tượng chúng không lớn lên được.
Năm mười một tuổi tôi gặp Thằng thuộc con nhà nông của Hồ Hữu Tường, hồi ký, viết về thời mới lớn của tác giả. Cần phân biệt hai loại: hồi ký văn học, có thể gọi là tự truyện, creative memoir, và hồi ký thông thường, ví dụ của các chính khách, có khi nhờ người khác viết hộ. Loại thứ hai, rất hiếm mới có một cuốn hay như Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim. Muốn biết Hồ Hữu Tường không thể không đọc Thằng thuộc con nhà nông. Cùng với Tuấn, chàng trai nước Việt của Nguyễn Vỹ, và Lan Hữu của Nhượng Tống, bản in cũ mà ba tôi giữ được, đó là ba cuốn tự truyện ám ảnh tôi nhiều nhất trong thời gian dài. Nhiều tiểu thuyết tôi đọc được là nhờ theo dõi báo, như Xóm cầu mới và Tàu ngựa cũ trên Văn hóa ngày nay, Ung thư của Thanh Tâm Tuyền và Khu rừng lau của Doãn Quốc Sỹ trên Văn, Những luống hoa cải vàng của Cung Tích Biền trên Đời của Chu Tử. Tuấn là một nhân vật tiêu biểu cho chàng trai sinh trưởng đầu thế kỷ hai mươi, lớn lên trong một xã hội vẫn còn nhiều phong tục cũ kỹ, giao thoa với nền văn hóa mới mà người Pháp mang lại.
Tôi chia sẻ những cuốn sách với bạn, khi có dịp, có đứa học lên trung học, có đứa thi đệ thất hỏng, ở lại chờ thi năm sau, có đứa nghỉ hẳn ở nhà chăn trâu cắt cỏ. Những đứa trẻ làng quê lấm lem bụi đất vẫn luyến tiếc nhìn những gáy sách, thèm đọc chúng. Chúng tôi biết nhiều hơn chúng tôi được phép. Chúng tôi biết ít hơn những điều lẽ ra phải biết. Thay chỗ cho những cuốn sách võ hiệp thời kỳ đầu là sách về đệ nhị thế chiến, các cuộc hải chiến không chiến lừng danh. Mười lăm tuổi, tôi bắt đầu đọc về chiến tranh, biết đến Võ Phiến, Phan Nhật Nam, Nhã Ca, Thế Uyên, Y Uyên. Chúng tôi cầu nguyện cho những phép lạ, nhưng phép lạ không xảy ra. Chiến tranh của du kích làm đường sá khó đi lại, không khí có phần căng thẳng hơn, nhưng chưa ảnh hưởng đến sách vở của tôi, trường lớp của tôi. Đó là một thế giới được kiến tạo kỳ lạ, mỏng mảnh như căn nhà kính dễ vỡ, đẹp như ảo tưởng, tốt đẹp như không có thực, trong một thế giới hoảng loạn máu lửa, nhưng chúng lại có thực, thế giới sách vở của tôi. Chúng có thực cho đến khi mọi thứ sụp đổ.
Khi đạn pháo kích vang rền trong không gian, khi xác những người lính trong quan tài phủ cờ trở về trên đường, khi xác những người du kích cháy đen nằm phơi trên hàng rào vì trúng mìn Claymor, khi trực thăng phóng hỏa tiễn vào những xóm ven rừng, cho đến khi ấy tuổi thơ của tôi chấm dứt. Tôi đọc nhiều nhưng không phải là con mọt sách. Tôi cũng ham chơi, sẵn sàng bỏ sách xuống để theo chúng bạn. Một lần sau khi đọc Thiếu lâm trường hận, bắt chước một nhân vật, một bọn chúng tôi nhảy từ mái nhà xuống, tôi bị trật khớp mắt cá chân phải, phải bó bột. Sách vở tặng cho bạn trí tưởng tượng. Đó là một cảm xúc khác lạ, một kinh nghiệm bạn không thể có trong đời, sự cay đắng tưởng tượng, lòng can trường tưởng tượng. Văn học dạy tôi căm ghét các chế độ chống lại con người. Khi đọc xong một cuốn sách tôi đi ra đường với cảm xúc dị thường, như thể tôi sở hữu một viên ngọc trong túi áo, niềm hi vọng mà không người nào có được, sự thấu hiểu các bí mật, một sức mạnh ngấm ngầm chỉ tôi mới biết. Tôi mang điều ấy đi giữa những người khác, im lặng, khiêm tốn, không chia sẻ với ai, lòng kiêu hãnh ngấm ngầm. Văn học làm cho một đứa bé thấy cuộc đời thật đẹp, thấy rằng những gian lao khổ sở sắp đến nó có thể vượt qua được, những tình yêu nó có thể chinh phục, những người bạn tốt bụng nó sẽ gặp sau mỗi khúc quanh. Văn học dạy tôi về những điều tôi đã thấy và chưa thấy trong đời, tập cho tôi nhìn thấy vết thương chảy máu của người lính, sự hy sinh của họ trên chiến trường, nhìn thấy con người khốn khổ, trải qua trận chiến anh hùng, cuộc đắm tàu trên biển, nhìn thấy những đoàn người lũ lượt đi vào phòng hơi ngạt Đức quốc xã, im lặng không chống lại, bay theo đàn ngỗng trời, nhìn thấy ghế bàn của Lê Tất Điều trò chuyện với nhau, nghe thấy giọng nói của Churchill trong đêm tối nước Anh, nhìn thấy máy bay của Lâm Bưu rơi trên sa mạc, cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất, tiếng la hét của hồng vệ binh, nhìn thấy ngọn lửa trong lò sưởi đêm đông của Dũng và Loan. Sách vở dạy tôi sống lại, tiếp nối cuộc đời của những nhân vật, những người không được sống như chúng ta, không được may mắn như chúng ta.
Tôi nhận ra công việc bí ẩn của văn học. Không phải cốt truyện mặc dù cốt truyện quan trọng, không phải nhân vật mặc dù nhân vật là linh hồn, không phải lời văn, mặc dù lời văn là sức quyến rũ đầu tiên của tiểu thuyết. Tôi cho rằng đó là sự tham dự của người đọc vào câu chuyện kể. Không có sự tham dự gần như vô thức ấy, không một tác phẩm nào có thể thành công. Ngay từ chương đầu tiên, tác giả phải đưa người đọc vào không khí của truyện, đặt họ ngồi giữa các nhân vật, như ngồi giữa Singer và Antonapoulos, giữa Pasha và Lara, giữa Mai và lão bộc. Tác giả phải làm cho người đọc muốn chạy theo Thằng người gỗ trên bãi biển, hóa thân thành Zhivago. Người đọc phải khóc với bé Phượng khi đứng trước quan tài của mẹ nó. Họ phải phá lên cười cùng với chú dế mèn tinh nghịch. Nếu không có sự dấn thân vô thức ấy của người đọc, không có một điều gì của văn học có thể tác động đến họ.
(Còn tiếp một kỳ)

Bình luận

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Tôi đã yêu Hoa... Nguyễn Hữu Lộc

 Tôi đã yêu hoa từ lâu lắm...

Môi hồng rạng rỡ nét thanh thanh,

Bình minh nắng ấm xuyên qua lá,

Chiếc bóng đong đưa ở cuối mành.

Tôi đã yêu hoa từ mới lớn,

Nhí nhảnh trao nhau những nụ cười.

Áo hoa thơm ngát con đường nhỏ,

Gió mùa xuân thổi mát bầu trời.

Tôi đã xa hoa từ dạo ấy !

Nhớ sao là nhớ phút chia ly.

Hoa nở bao lần trong ký ức,

Đỏ  thắm tim nầy em có hay?


Nov 23,2020

 Lenin đã phân tích chủ nghĩa bất khả tri như sau :

'' Trước hết có khuynh hướng cho rằng giác quan cho chúng ta một hình ảnh trung thành của sự vật,rằng chúng ta biết ngay chính bản thân những sự vật đó,rằng ngoại giới tác động lên khí quan cảm giác của chúng ta.Đó là chủ nghĩa duy vật mà người bất khả tri luôn bài xích.Vậy bản chất của khuynh hướng của người bất khả tri luận là gi ?Chính là người đó không đi quá những cảm giác của chúng ta, là người đó đứng lại ở bên nầy của hiện tượng,không chịu biết đến bất cứ cái gì''chắc chắn''  ngoài cảm giác. Chúng ta không thể biết chắc chắn một tí gì về chính bản thân những sự vật đó (nghĩa là những sự vật tự nó...), đó là lời tuyên bố rất xác thực của người bất khả tri luận ".

Ngày nay hiện tượng học ngay cái tên của nó đã cho thấy, nó chỉ '' đứng lại bên nầy của hiện tượng"",không có cái biết nào " chắc chắn ngoài cái biết được của tri giác". Không biết gì về bản thân sự vật,giống như Kant ngày xưa, Hiện tượng học  đã đào một cái hố sâu giữa hiện tượng và vật rự nó.Nhận thức của con người chỉ bay lượn trên các hiện tượng chứ không thâm nhập được vào vật tự nó,vật tự nó là ''huyền nhiệm","không thấu suốt được"","không tát cạn được"",nghĩa là không thể biết được.

Thực ra ''vật tự nó" không phải là một cái gì hoàn toàn bất khả tri.

Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã biết ( " vật cho ta ") và cái chưa biết( '' vật tự nó '')>Nhưng cái chưa biết,nhớ có khoa học và thực tiễn rồi dần dần sẽ biết được.Cao su tự nhiên là một ''vật tự nó'' cho mãi đến khi hoá học biết dùng nó trong công nghiệp và dùng cách tổng hợp hoá học để tạo ra nó,từ đó biết thành '' vật cho ta ''.Năng lượng nguyên tử trước kia là một " vật tự nó''. Nhưng khoa học hiện đại đã tìm ra nó,sản xuất nó.Thế là năng lượng nguyên tử biết thành''  vật cho ta''.

- Theo Lê Tử Thành

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

 Sao kia qua mấy tầng không,

Người kia qua mấy tình trong cuộc đời.

Bè duyên phận nghiệp đầy vơi...

Thả dòng sinh tử ,cuộc chơi sắp tàn!

 - ln

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Bài Ca Học Đường ( không nhớ tên tác giả ) .Trước năm 1975

 Thùng thùng thùng! Trống ra chơi đã điểm rồi ,thùng thùng. Chị em ơi ,giờ nghỉ ngơi ,ta cùng nhau cất sách ra chơi. Anh em ơi ,giờ nghỉ ngơi, ra đùa nô dưới trời.Tan học rồi ,là tan học rồi ,nghiêm trang đứng lên tưng bừng hát ca. Đi đều hàng và ca lừng trời ,vui tươi bước lên chia tay ra về. Đi,đi,đi trên đường ta đi ta hát. Ta hân hoan không còn phí phạm thời giờ. Ta hiên ngang không còn phải lo dốt nát. Đẹp thay ! những ngày còn âu thơ .Nguyện đem sức,tài xây đắp quê hương.