Hằng năm, sau ngày hai mươi ba tháng chạp, má tôi lại chuẩn bị mua các thứ nào là : các thứ đậu , đường cát tinh khiết, tôm khô ,củ kiệu , thịt heo v.v. cho ngày Tết cổ truyền sắp tới. Các chị ,em tôi mỗi người đều có phận sự được ba má giao trách nhiệm. Riêng tôi thì má tôi giao chùi bộ lư đồng.Tôi làm bạn với chúng từ lúc tôi còn bé. Khi xưa khi anh lớn của tôi còn sống, anh được trách nhiệm Ba tôi giao chùi bộ lư nầy, nhưng khi anh tôi qua đời thì Batôi giao lại cho tôi chăm nom vào mỗi dịp Tết, là phải lau chùi cho sáng sủa để khách khứa đến nhà khi thắp nhang nhìn lên bàn thờ ông bà thêm phần tôn nghiêm.
Được lau chùi bộ lư vào mỗi dịp Tết, tôi rất tự hào trong lòng là được tưởng nhớ và báo hiếu ông bà khuất mặt khuất mày khi người ta nhìn ngắm bộ lư sáng choang do chính bàn tay tôi lau chùi thì tôi cảm thấy sung sướng lắm. Đến ngày 28 tháng chạp hằng năm tôi chuẩn bị sẳn sàng các thứ nào là : thuốc chùi nhôm,chanh, tro trấu, vải vụn v.vv. Tôi rất nôn nao vào ngày nầy. Mấy đứa bạn lối xóm trạc bằng tuổi tôi, thấy tôi hăng hái công việc nầy, tụi nó cũng phấn khởi theo tiếp tay với tôi. Đây cũng là một môn tiêu khiển thể thao của lũ trẻ chúng tôi, vừa được vận động đôi tay, vửa có dịp ngồi lại chung quanh với nhau kề lại những mẫu chuyện vui; hay chọc ghẹo lẫn nhau và nôn nao hẹn hò những trò vui vào dịp đầu năm.
Tôi rất có kinh nghiệm việc lau chùi lư đồng, thú thật còn hơn các chú bác nữa! Tôi đã gần gủi nó ;từ lúc còn nhỏ nhìn các anh, chị lớn lau chùi ,tôi đã ý bắt chước theo đến khi nhuần nhuyển, nào là : trước tiên bỏ bộ lư vào thau nước chùi rửa cho sạch ,phơi nắng cho khô, xong chùi cho sạch sẽ ,dùng tro trấu hoà với chanh, xé giẻ nhỏ nhúng vào tro trấu đánh thật mạnh tay cho lớp ten trên bề mặt ra hết sau đó lấy vải khô chùi cho sạch, đó là xong phần đầu. Đến phần thứ hai dùng thuốc chùi lư đổ một ít ra chén, lấy giẻ nhỏ nhúng vào thuốc một ít chùi mạnh tay từ từ cho lư sáng, công việc nầy cần phải kiên nhẫn chùi. Lần nầy thì rất lâu bời vì chờ cho chất đồng ngấm với thuốc thì ten mới ra hết, đồng mới sáng được.
Tôi phân công cho các bạn và hướng dẫn các bạn từng công việc một. Có nhiều đứa ban đầu thì thích thú nhưng dần dần cảm thấy mỏi tay mong chùi cho xong, thế rồi lần lượt đều bỏ cuộc, còn lại một mình tôi ngồi đánh lư một mình cũng là lúc bộ lư gần ra hết ten, tôi nhẫm tính ra thì chùi một bộ lư trung bình năm tiếng, tính luôn lúc phơi nắng cho nó khô mặt đồng ; bởi vì chúng tôi chùi bằng tay mà tay con nít của chúng tôi đâu bằng tay người lớn hay bằng máy chùi lư được , vả lại chúng tôi vừa chùi vừa tán dóc, giờn hớt nên thời gian qua đi cũng mau.
Đến trưa má tôi đi chợ về nhìn lên bàn thờ thì má tôi hài lòng lắm, mỗi năm tôi đều được má khen và lì xì nhiều hơn các anh chị.
Đến ngày hai mươi chín Tết tôi còn được ba tôi giao canh chừng nồi bánh Tét. Sáng tôi thức dậy thật sớm chuẩn bị các thứ : lựa khoảng đất nhỏ ở hiên nhà, nhà của tôi lúc ấy rất rộng có khoảnh vườn nhỏ trồng cây ăn trái, mặc dầu ở thành thị, nhưng ba má tôi vẫn chừa đất để trồng các thứ cây ăn trái như : mận ổi và rau cải. Ba tôi hướng dẫn cho tôi cách chọn khoảng đất cứng cho khỏi bị sụp, chọn tám cục gạch thẻ làm bốn ông đầu rau để kê nồi cho vững.Chuẩn bị đâu đó xong xuôi, tôi vào nhà lấy hai cái nồi lớn mà mỗi năm nhà tôi đều dùng nó để nấu bánh tét, rửa xà bông thật sạch để tránh mùi hôi vào bánh. Sau đó dùng giẻ khô lau cho thật sạch. Khi tôi đã xong các thứ cũng là lúc má tôi gói xong các thứ bánh, má tôi dậy từ ba,bốn giờ sáng lo các thứ . Mười một giờ trưa bắt đầu chất bánh vào nồi. Tôi bắt đầu nhóm lửa, dùng những que củi khô nhỏ chất thành hình tháp, đốt giấy báo nhét vào bên trong đám củi cho nó cháy , xong chất những cây củi lớn bao quanh bên ngoài, ngọn lửa lan toả chung quanh thật thích mắt, -lúc nhỏ tôi thì rất thích lửa cháy-Khi ngọn lửa đã cháy to, tôi và và má tôi chất bánh vào nồi, đổ nước cho đầy ngập mặt bánh rồi đậy nắp lại. má tôi giao nhiệm vụ coi chừng củi lửa và khi thấy nước trong nồi rút xuống thì châm thêm nước, không được cho nước khô cạn trong nồi cho đến khi bánh chín- thời gian bánh chín tuỳ theo lượng bánh và lương nước trong nồi mà quan trọng nhất là củi lửa cho đều bánh mau chín và không có bị sượng.
Mấy đứa trong xóm thấy tôi loay xoay bên lò bánh tét đến chuyện trò với tôi và lâu lâu lấy những que củi đốt chơi cho vui: con nít thì đứa nào cũng thích dọc lửa củi. Người ta sợ nhất là cháy nhà trong dịp Tết cũng vì mấy đứa con nít nghịch ngợm với lửa. Nhiều đức còn thích đùa dai, nếu nhà nào không có người canh chừng nồi bánh tét, tụi nó sẽ liệng pháo vào đống lửa đang cháy nổ tung lên rồi bỏ chạy để lại cho khổ chủ lò lửa tắt ngúm ! nồi bánh có khi bị rịn nước là phải nấu lại cho đến sáng.
Tôi canh nồi bánh tét cho đến khuya ,không được đi đâu chơi để giữ tròn trách nhiệm với ba má, tôi cũng thích ngồi gần nồi bánh mà ngẫm nghĩ đến không khí ngày cận tết của tất cả gia đình trong xóm.Những kỷ niệm quá khứ mỗi năm cứ chồng chất trong đầu tôi mỗi ngày một dày thêm cho đến khi tuổi lớn ,còn má tôi thì càng già đi mà vẫn mỗi năm gói bánh theo tục lệ cổ truyền , bánh được cúng kiến tổ tiên là phải gói ở nhà để tỏ lòng hiếu thảo; nhưng xã hội càng ngày càng thay đổi mỗi năm một chút cho hợp thời thế, lớp người già còn nấng níu tập tục mỗi nhà mỗi gói bánh vào dịp Tết. Nhưng nay kinh tế có phần khá giả nên người ta cũng bỏ tiền mua lấy thời gian để làm việc khác, họ mua bánh ngoài chợ về cúng kiến ông bà và cũng đánh mất dần tập tục xưa:- mất dần những thú vui ngồi đợi bánh chín lúc đón giao thứa đầu năm để trò chuyện cùng gia đình, kể lại những năm tháng xa nhà ,và ôn lại quảng đời đã qua -những gì còn lại và những gì mất đi ; cho nên tình cảm gia đình ông bà, cha mẹ ngày càng phai nhạt.
Bây giờ chị em tôi mỗi người mỗi ngã. Tôi ngồi ôn lại những ngày tháng đã qua và nhớ bộ lư,nồi bánh tét năm nào ! khi gia đình còn đoàn tụ.Má tôi thì dịp tết vẫn bùi ngùi trông những đứa con xa nhà về thăm bà! mà có thấy đủ mặt đâu !!!
Nguyễn Lộc
Feb 3 , 2015
Được lau chùi bộ lư vào mỗi dịp Tết, tôi rất tự hào trong lòng là được tưởng nhớ và báo hiếu ông bà khuất mặt khuất mày khi người ta nhìn ngắm bộ lư sáng choang do chính bàn tay tôi lau chùi thì tôi cảm thấy sung sướng lắm. Đến ngày 28 tháng chạp hằng năm tôi chuẩn bị sẳn sàng các thứ nào là : thuốc chùi nhôm,chanh, tro trấu, vải vụn v.vv. Tôi rất nôn nao vào ngày nầy. Mấy đứa bạn lối xóm trạc bằng tuổi tôi, thấy tôi hăng hái công việc nầy, tụi nó cũng phấn khởi theo tiếp tay với tôi. Đây cũng là một môn tiêu khiển thể thao của lũ trẻ chúng tôi, vừa được vận động đôi tay, vửa có dịp ngồi lại chung quanh với nhau kề lại những mẫu chuyện vui; hay chọc ghẹo lẫn nhau và nôn nao hẹn hò những trò vui vào dịp đầu năm.
Tôi rất có kinh nghiệm việc lau chùi lư đồng, thú thật còn hơn các chú bác nữa! Tôi đã gần gủi nó ;từ lúc còn nhỏ nhìn các anh, chị lớn lau chùi ,tôi đã ý bắt chước theo đến khi nhuần nhuyển, nào là : trước tiên bỏ bộ lư vào thau nước chùi rửa cho sạch ,phơi nắng cho khô, xong chùi cho sạch sẽ ,dùng tro trấu hoà với chanh, xé giẻ nhỏ nhúng vào tro trấu đánh thật mạnh tay cho lớp ten trên bề mặt ra hết sau đó lấy vải khô chùi cho sạch, đó là xong phần đầu. Đến phần thứ hai dùng thuốc chùi lư đổ một ít ra chén, lấy giẻ nhỏ nhúng vào thuốc một ít chùi mạnh tay từ từ cho lư sáng, công việc nầy cần phải kiên nhẫn chùi. Lần nầy thì rất lâu bời vì chờ cho chất đồng ngấm với thuốc thì ten mới ra hết, đồng mới sáng được.
Tôi phân công cho các bạn và hướng dẫn các bạn từng công việc một. Có nhiều đứa ban đầu thì thích thú nhưng dần dần cảm thấy mỏi tay mong chùi cho xong, thế rồi lần lượt đều bỏ cuộc, còn lại một mình tôi ngồi đánh lư một mình cũng là lúc bộ lư gần ra hết ten, tôi nhẫm tính ra thì chùi một bộ lư trung bình năm tiếng, tính luôn lúc phơi nắng cho nó khô mặt đồng ; bởi vì chúng tôi chùi bằng tay mà tay con nít của chúng tôi đâu bằng tay người lớn hay bằng máy chùi lư được , vả lại chúng tôi vừa chùi vừa tán dóc, giờn hớt nên thời gian qua đi cũng mau.
Đến trưa má tôi đi chợ về nhìn lên bàn thờ thì má tôi hài lòng lắm, mỗi năm tôi đều được má khen và lì xì nhiều hơn các anh chị.
Đến ngày hai mươi chín Tết tôi còn được ba tôi giao canh chừng nồi bánh Tét. Sáng tôi thức dậy thật sớm chuẩn bị các thứ : lựa khoảng đất nhỏ ở hiên nhà, nhà của tôi lúc ấy rất rộng có khoảnh vườn nhỏ trồng cây ăn trái, mặc dầu ở thành thị, nhưng ba má tôi vẫn chừa đất để trồng các thứ cây ăn trái như : mận ổi và rau cải. Ba tôi hướng dẫn cho tôi cách chọn khoảng đất cứng cho khỏi bị sụp, chọn tám cục gạch thẻ làm bốn ông đầu rau để kê nồi cho vững.Chuẩn bị đâu đó xong xuôi, tôi vào nhà lấy hai cái nồi lớn mà mỗi năm nhà tôi đều dùng nó để nấu bánh tét, rửa xà bông thật sạch để tránh mùi hôi vào bánh. Sau đó dùng giẻ khô lau cho thật sạch. Khi tôi đã xong các thứ cũng là lúc má tôi gói xong các thứ bánh, má tôi dậy từ ba,bốn giờ sáng lo các thứ . Mười một giờ trưa bắt đầu chất bánh vào nồi. Tôi bắt đầu nhóm lửa, dùng những que củi khô nhỏ chất thành hình tháp, đốt giấy báo nhét vào bên trong đám củi cho nó cháy , xong chất những cây củi lớn bao quanh bên ngoài, ngọn lửa lan toả chung quanh thật thích mắt, -lúc nhỏ tôi thì rất thích lửa cháy-Khi ngọn lửa đã cháy to, tôi và và má tôi chất bánh vào nồi, đổ nước cho đầy ngập mặt bánh rồi đậy nắp lại. má tôi giao nhiệm vụ coi chừng củi lửa và khi thấy nước trong nồi rút xuống thì châm thêm nước, không được cho nước khô cạn trong nồi cho đến khi bánh chín- thời gian bánh chín tuỳ theo lượng bánh và lương nước trong nồi mà quan trọng nhất là củi lửa cho đều bánh mau chín và không có bị sượng.
Mấy đứa trong xóm thấy tôi loay xoay bên lò bánh tét đến chuyện trò với tôi và lâu lâu lấy những que củi đốt chơi cho vui: con nít thì đứa nào cũng thích dọc lửa củi. Người ta sợ nhất là cháy nhà trong dịp Tết cũng vì mấy đứa con nít nghịch ngợm với lửa. Nhiều đức còn thích đùa dai, nếu nhà nào không có người canh chừng nồi bánh tét, tụi nó sẽ liệng pháo vào đống lửa đang cháy nổ tung lên rồi bỏ chạy để lại cho khổ chủ lò lửa tắt ngúm ! nồi bánh có khi bị rịn nước là phải nấu lại cho đến sáng.
Tôi canh nồi bánh tét cho đến khuya ,không được đi đâu chơi để giữ tròn trách nhiệm với ba má, tôi cũng thích ngồi gần nồi bánh mà ngẫm nghĩ đến không khí ngày cận tết của tất cả gia đình trong xóm.Những kỷ niệm quá khứ mỗi năm cứ chồng chất trong đầu tôi mỗi ngày một dày thêm cho đến khi tuổi lớn ,còn má tôi thì càng già đi mà vẫn mỗi năm gói bánh theo tục lệ cổ truyền , bánh được cúng kiến tổ tiên là phải gói ở nhà để tỏ lòng hiếu thảo; nhưng xã hội càng ngày càng thay đổi mỗi năm một chút cho hợp thời thế, lớp người già còn nấng níu tập tục mỗi nhà mỗi gói bánh vào dịp Tết. Nhưng nay kinh tế có phần khá giả nên người ta cũng bỏ tiền mua lấy thời gian để làm việc khác, họ mua bánh ngoài chợ về cúng kiến ông bà và cũng đánh mất dần tập tục xưa:- mất dần những thú vui ngồi đợi bánh chín lúc đón giao thứa đầu năm để trò chuyện cùng gia đình, kể lại những năm tháng xa nhà ,và ôn lại quảng đời đã qua -những gì còn lại và những gì mất đi ; cho nên tình cảm gia đình ông bà, cha mẹ ngày càng phai nhạt.
Bây giờ chị em tôi mỗi người mỗi ngã. Tôi ngồi ôn lại những ngày tháng đã qua và nhớ bộ lư,nồi bánh tét năm nào ! khi gia đình còn đoàn tụ.Má tôi thì dịp tết vẫn bùi ngùi trông những đứa con xa nhà về thăm bà! mà có thấy đủ mặt đâu !!!
Nguyễn Lộc
Feb 3 , 2015