Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Người hợm hình 1


   Bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây, kinh tế Canada tuột dốc. Tôi di
chuyển từ Tỉnh bang Manitoba đến Guelph để tìm việc làm. nơi đây
là vùng đất hẻo lánh của Tỉnh bang Ontario, nhưng lại là nơi công
nghiệp tương đối phát triển tốt; dễ tìm việc làm hơn các nơi khác
trong Tỉnh bang. Thời gian nầy ,trong khi chờ đợi việc làm ổn định,
tôi buồn hay đi lang thang cho khuây khoả.

   Tôi còn nhớ vào một ngày chủ nhật, bầu trời thật khoáng đãng,
tôi vào Mall để mua một ít đồ dùng cần thiết, thì tôi thấy một người
đàn ông khoảng 60 ngoài, ngồi rã rượi trên băng ghế dài dọc theo
hành lang để khách có thể ngồi nghỉ chân. Cặp mắt của ông thất
thần, đờ đẫn, vóc người no tròn, chân mày rậm, hai cánh mũi to,
phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở mệt mỏi. Ông ấy nhìn tôi đăm đăm,
có lẽ ông ta biết tôi từ nơi khác đến qua ánh mắt ấy,theo tôi đoán !với
cách ăn mặc của tôi và dân số người Việt hiện bây giờ rất thấp so với
các dân tộc khác thì dễ nhận ra những người lạ mới đến. Khi tôi đi
ngang qua mặt ông, tôi thấy ánh mắt nhìn nhu soi mói và hỏi tôi bằng
giọng Bắc kỳ đặc sệt :
- Xin lỗi, có phải ông anh là người Việt từ xa mới tới đất Guelph nầy ?
Tôi nhìn ông giây lát rồi đáp :
- Dạ phải, sao chú biết tôi là người từ xa mới đến ?
Ông ta nói có vẻ sành sỏi :
- Có gì khó đâu ! giờ nầy người Việt đi làm trong hãng xưởng hết rồi, ít
khi đi lang thang ngoài phố, còn tôi thì đang bị thất nghiệp bởi vì tôi
lón tuổi với lại tôi tôi không có nghề nghiệp chuyên môn nên nên khó
xin việc làm và tôi đang bị bịnh.
Ông hỏi tôi :
- Từ đâu tới đây và định làm gì ?
- Tôi cũng thú thật là tôi từ Winnipeg sang đây để tìm việc làm, nhưng
chưa có, tôi chỉ nói qua loa xã giao, rồi tôi xin chào, đi nơi khác.
   Lúc mua đồ xong, tôi đi tiếp sang những cửa hiệu khác để xem người
ta bày biện đủ thứ hàng hoá đẹp, nhưng tôi chỉ xem thôi mà không mua
thêm một thứ nào hết, người tây thường gọi đó là người '' shopping
window". Đến ngã tư đường,tôi băng ngang qua con lộ lớn để vào tiệm
ăn nhanh của người tây, có tên là '' Burger King " chuyên bán bánh mì
kẹp thịt, giống như tiệm Mac.Donal của người Mỹ. Tôi vừa bước vào
tiệm thì thì lại gặp ông già hồi nãy, Ông vui vẻ nói :
- Lại có duyên gặp cậu lần nữa .
Tôi chào ông, biểu ông đợi tôi giây lát để mua thúc ăn. Tôi đem thức ăn
đến bàn, ông mời tôi ngồi chung cho vui.Lần nầy ông tâm sự với tôi rất
nhiều, ông kể cho tôi nghe đời sống ở Guelph với sự chân tình, ông cũng
cho tôi biết là ông lớn tuổi rồi, muốn về hưu non, tức là về dưỡng già
sớm hơn một vài năm so với tuổi qui định là 65 tuổi. Ông than phiền về
bịnh kinh niên của ông vói vẻ mặt chán chường, nói chuyện mà cặp mắt
như mất hồn, tôi có cảm tưởng là ông bị bịnh thần kinh nhẹ, gọi là bịnh
'' trầm cảm'' mà sau nầy tôi được biết, ông đang điều trị về bịnh  đó với
một Bác Sĩ thần kinh trên Toronto. Chúng tôi ăn xong phần bánh cũng là
lúc câu chuyện tạm dừng, tôi chào ông và ra về, hẹn gặp lại dịp khác.

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Bài vè : lộ mặt hèn hạ và gian manh của CSVN


           Còn gì nữa đâu để nói,
           Bán nước bịp bợm nhân dân.
           Sách lược quân Tàu đã rõ,
           Chỉ dạy một lũ vong ân.
           Biển Đông Việt Nam bỏ ngõ,
           Phần đất còn lại dần dần...
           Chính quyền vui thầm hớn hở :
           ''Dân Việt một lũ ngu đần ,
            Vài năm tụi bây sẽ tỏ,
            Chúng tao hỗ trợ ngoại xâm ".


                                    Nguyễn Lộc

Cuộc biểu tình giả tạo, hay là cảnh cướp giựt của nhân dân Việt nam ở Bình Dương !! ??


   Một nhóm gần một trăm người tách khỏi đoàn biểu tình kéo thẳng vào
nhà máy,chúng cũng chẳng cần biết là nhà máy của nước nào, chỉ làm
theo kế hoạch của những người phát động và hướng dẫn bọn chúng đi
đập phá bất cứ thứ gì được cho là tài sản của của nước ngoài. Bọn họ
được trả tiền rất tốt, mỗi người được vài xấp cũng có thể lo cho gia
Cái ăn, cái mặc trong nhiều tháng và được lợi những gì trên đường
chúng cướp giựt được. Có lợi hai chiềú của chính quyền, là mong khuấy động
dân chúng chống chính quyền Trung Quốc, nhưng thật sự đây là cuộc biểu
tình giả tạo do chính quyền Việt nam cấu kết với Trung Cộng để thăm dò
lòng yêu nước của dân chúng và hạ nhiệt lòng căm thù của nhân dân đối
với chế độ đã áp bức họ trong bao năm nay mà họ không có cơ hội chống
đối, cùng những tổ chức dân chủ còn giấu mặt chống đối chính quyền. Đây
cũng là đòn thử sách lược chính trị của Mỹ ở biển đông, hòng sau nầy thâu
tóm Việt Nam và biển đông cho dễ dàng.

   Nhóm biểu tình đen ,chạy thẳng vào một trong những nhà máy của nước ngoài.
la toáng lên :

   - Đả đảo Trung Cộng xâm lược Việt Nam !

  Sau đó là đập phá bất cứ thứ gì trước mặt họ kể cả những người cản đường
họ, họ như những con thú điên vừa xổng chuồng. Họ đập chết một một vài
người trong đám công nhân nước ngoài, mọi người trong nhà máy ù té chạy
ra ngoài như đàn ong vỡ tổ. Sau đó có một đám người hậu bị gom tất cả đồ
quí giá vào bao tải cho vào xe chạy đi mất !

   Công nhân hiền lành chỉ biết khóc than cho số phận sau nầy : mất việc,
đói khổ,con cái dốt nát  sẽ lang thang đầu đường xó chợ để kiếm miếng
cơm manh áo vì không có nơi ăn chốn ở ! Đây là một tai hoạ mà chính quyền
dùng dân chúng để làm bia đỡ đạn cho họ.

   Những đám biểu tình trên đường phố tiếp tục la hét như một cái máy :

- Đả đảo Trung cộng xâm lược Việt Nam !

   Và cứ tiếp tục đến các nhà máy khác trong thành phố. Các ngã đường
bị tắc nghẽn. mọi người ngơ ngát nhìn nhau va tự hỏi : " sao lạ vậy kìa !
biểu tình có hàng ngàn người bạo động mà chẳng thấy bóng dáng Công An,
họ chết hết rồi sao ? hay là họ cũng được trả tiền như mấy người đập phá
nhà máy để trà trộn vào xem màn phim vui của bọn trộm cướp vì đói khát
do chế độ Cộng sản tạo nêṇ và mất hết lương tri như chính bản thân của họ."


                                                                                                  Nguyễn Lộc


                                                                         

                                                                                         

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Những ngày tháng êm đềm !


   Mỗi năm, vào những ngày lễ lớn của đạo Phật là tôi lại nhớ về dĩ vãng của
thời niên thiếu xa xôi. Năm tháng ấy tôi không bao giờ quên. Một ngôi chùa
nằm trên mảnh đất hiền hoà có tên là Rạch Giá, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên,
ngôi chùa nầy tôi hằng kính yêu từ thuở nhỏ hay theo mẹ tôi vào lễ phật trong
những dịp lễ ; đó là Tịnh xá NH thuộc giáo phái Khất Sĩ Việt Nam.
  
   Lúc ấy tôi nhớ không lầm là tôi đã lên mười thường theo mẹ vào viếng
ngôi Tịnh Xá ấy. Mỗi lần vào lễ phật xong, khi ra khỏi chánh điện là tôi
luôn luôn nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ như trăng rằm khi những vị sư
cô tươi cười với Phật Tử. Các sư cô thường dúi vào tay những quả cam ,quả
quít cho Phật Tử hưởng lộc Phật, tôi thật tình không thích ăn quả chua, nhưng
cứ cầm mà trong lòng cảm động lắm. Ấn tượng ấy đã gieo những hạt giống
thiện căn cho tôi về lòng từ bi của các sư cô sao mà đầm ấm, tràn đầy cảm
xúc của lòng từ bi hoà với từng cảnh vật chung quanh ngôi chùa: đẹp và trang
nhã. Các cành cây, đoá hoa được chăm sóc rất nghệ thuật, mỗi tâm bất an,
nhìn cảnh trí nầy cảm thấy tâm tươi mát trở lại.

    Ngày tháng trôi qua, vào những năm sau 1975, tôi đã trưởng thành;
hình như hạt giống đạo Phật đã nẩy nở trong lòng tôi lúc nào cũng không biết'.
Cứ mỗi tháng Tịnh xá cúng hội, tôi tình cờ đi ngang qua là tự nhiên có một
động lực vô hình khiến cho tôi nhìn vào và có cảm giác thân mật ấm cúng
của đạo từ bi.

   Những nhân duyên lần lượt đến với tôi...Thời gian rảnh rỗi tôi vào Tịnh xá
xin làm những việc lặt vặt như sắc rau phụ mấy sư cô làm bếp, sửa lại mấy
cái bàn, ghế bị hư, quét dọn chung quanh Tịnh xá, tưới kiểng mỗi sáng và chiều.
Tôi làm các công việc ấy với tâm thảnh thơi lắm; mặc dầu mệt nhọc về thể xác,
người ta gọi việc làm nầy phước đức còn gọi là làm công quả; nhưng tôi thì
không để ý đến quan niệm nầy để trả công lao kiếp nầy hay kiếp khác,chỉ thấy
cảm giác vui, có lẽ là do khung cảnh Tịnh xá và có bóng dáng các vị sư cô thể
hiện lòng tử bi độ đời với tấm lòng vị tha bẩm sinh của Phật Tính.

   Tôi làm công quả chỉ có một mình, những người tới lui Tịnh xá nhìn tôi với
cặṕ mắt ngạc nhiên lắm , bởi vì tôi làm việc cho nhà nước mới - Chính Quyền
địa phương, hồi đó chính quyền ít thiện cảm với tôn giáo. Những người tới lui
chùa là những phật tử rất mộ đạo, hầu như là người lớn tuổi, nhưng thỉnh thoảng
tôi cũng thấy có vài thanh niên như tôi vào lễ phật, tôi cũng có ý làm quen để
kết bạn, rồi sau đó thì được toại nguyện.

   Lần đầu tiên , tôi mở lời thân mật với một anh cũng gần trạc tuổi tôi, anh ấy lớn
hơn tôi hai tuổi, gia đình người Tàu và rất mộ đạo, anh có pháp danh là TG,anh
có nụ cười rất là hiền hoà và tươi mát khiến cho người đối diện có nhiều thiện cảm.
Tôi cũng hơi ngại đôi chút khi tiếp chuyện với anh vì tôi là Phật Tử mới trong ngôi
Tịnh Xá nầy, phép tắ́c oai nghi của người Phật Tử, giáo lý, kinh điển thì không hiểu
biết nhiều. Tôi còn nhớ, đó là lần cúng hội mà tôi tham dự. Sau giờ ăn trưa,tôi lại
gần anh thưa chuyện :

- Chào anh,anh có phải là phật tử lau năm ở Tịnh Xá nầy ?

Anh mĩm cười đáp :

- Dạ phải . Tôi thấy anh quen lắm, hình như tôi đã gặp anh chỗ nào rồi,thì phải .

Tôi nhìn anh rất lâu để đoán ý tưởng của anh. Rồi nói :

- Có lẽ anh đã gặp tôi ở Phường, nơi tôi làm việc.

Anh cười xoà :

- Phải rồi, nhà tôi cùng ở Phường ấy,nơi anh làm việc.

Sau đó chúng tôi kết bạn với nhau, cùng chung làm công quả, Anh ấy rất giỏi về
Phật pháp, cũng nhờ anh mà tôi lần lần hiểu biết nhiều về kinh điển và giáo lý
đạo phật . Anh dạy tôi thiền định, tập cho tôi thở đúng cách. Sau mỗi lần cúng
hội, anh thường dẫn tôi đi thăm các chùa trong Thị Xã ,lúc chúng tôi rảnh rỗi.

   Từ khi tôi kết bạn với anh ấy, tôi có cảm giác sống lại thuở thanh bình trước
khi có cuộc đổi đời năm 1975 . Anh hiền từ như một ông sư, anh thường kể cho
tôi nghe về chuyện gia đình, cuộc sống trước đây của anh rất là giàu có , nhưng
nay tất cả đã hết rồi,chỉ còn lại tình thương yêu đùm bọc của anh, chi em trong  
gia đình, Nhiều lần anh nói với tôi, anh có quen với một người Phật Tử trạc bằng
tuổi tôi, lúc trước cũng hay vào Tịnh xá làm công quả, nhưng không biết mấy tháng
nay không thấy anh  trở lại Tịnh Xá và nếu có dịp anh sẽ nhắn tin cho tôi cùng với
anh đến nhà người bạn ấy để thăm hỏi sứ́c khoẻ.

   Vào một buổi sáng đẹp trời cũng là ngày Lễ Phật Đản, tôi vào Tịnh
Xá sớm để tưới kiểng,thì bỗng nhiên tôi thấy một anh tay xách bọc trái cây,tay kia
dẫn xe đạp bước vào cổng Tịnh Xá. Anh dụng xe đạp vào lễ Phật. Tôi có linh cảm
là người mà anh TG thường nhắc tới. Tôi vội chạy vào trong để tìm anh TG và gọi
anh ra ngoài xem có phải người mà anh  đã nhắc nhiều lần với tôi không?Anh TG
rất ngạc nhiên không ngờ lòng thành nhắc nhở để tôi kết bạn với bạn ấy, nhờ ơn
trên phù hộ đã khiến bạn ấy vào Tịnh Xá với chúng tôi.Anh TG nói :

- Ồ , Phải rồi HA ơi - pháp danh của tôi là HA. Anh lộ vẻ vui mừng.

Lễ Phật xong, người bạn ấy bước ra khỏi chánh điện và chào chúng tôi,khi chúng tôi
đang trò chuyện dưới bậc thềm.Bạn ấy nhìn chúng tôi mĩm cười,bắt tay chúng tôi,và
nhìn anh TG nói :

- Lâu quá mới gặp lại anh, Anh TG khỏ không ?

- Khoẻ re thôi ; Chà dạo nầy HD có vẻ hơi ốm đó nhe, làm ăn thế nào rồi,sao lâu nay
  ít thấy HD vào làm công quả vậy ?
- Cũng bận lắm anh à , rồi HD quay sang tôi hỏi : còn bạn nầy là ai,anh TG giới thiệu đi.

Anh TG làm ra vẻ bí mật ,rồi trả lời :

- Đố HD biết đó .

HD nhìn tôi có vẻ dò xét khi nhìn thấy bộ quần áo tôi đang mặc có vẻ tươm tất, rồi nói;

- Chịu thua anh rồi đó.

Anh TG hù doạ :

- Anh nầy là Công An Phường muốn tìm HD đó.

   Ánh mắt HD nhìn tôi hơi ngờ ngợ. Nửa tin, nửa ngờ. Sao không nghi ngờ được,
bởi vì tình hình xã hội thời bây giờ rất phức tạp, mọi người tìm cách vượt biên ra
nước ngoài để tránh nạn đói, nên nhìn thấy ai cũng là Công An muốn theo dõi mình.

   Thấy HD lúng túng, Anh TG cười xoà, rồi nói :

- Tôi giởn chơi mà HD tưởng thiệt nữa à. Anh nầy tên LC, pháp danh HA, đây là
   Phật tử mới của Tịnh Xá, đã làm công quả mấy tháng nay thay HD đó.

   Đợi anh TG nói xong, tôi nhìn HD rồi nói :

- Rất hân hạnh được biết bạn và muốn kết bạn để tinh tấn trên đường đạo.

HD nói :

- Chúng ta cùng là Phật Tử, đừng khách sáo nhe bạn. Tôi cũng như bạn cùng nhau tinh
   tấn ,đừng thối chuyển nhe.

   Từ đó ba chúng tôi thân nhau như ruột thịt, hoàn cảnh đã lôi kéo chúng tôi gần lại với
nhau thật là mau lẹ .Bây giờ xã hội Việt Nam rất là đói kém, chỉ thấy dân chúng mua gánh
bán bưng mà thôi, chẳng thấy ai buôn bán lớn như thuở xưa. Chính sách của chế độ mới
ban hành - kinh tế hợp tác xã quốc doanh . Lần lượt chúng tôi có thêm bạn mới như chị
DP, anh CT, anh CHT ..v.v...

   Chúng tôi hầu như suốt ngày trong Tịnh Xá , coi như là nhà của mình vậy, bời trong
tình hình mới của xã hội; nhà nước đang xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, đình chỉ mọi hoạt
động buôn bán cá nhân nên dân chúng buồn ,thất nghiệp và đói thường vào chùa van vái
trời phật cho tai qua nạn khỏi, và nương nhờ cửa từ bi; tìm chút miếng ăn từ những gia
khá giả cúng kiến cho Tịnh Xá.Chúng tôi thường đến thăm các chùa khác trong Thị Xã
mỗi khi nghe nói có vị sư nào tu hành cao thâm nào xuất hiện. Tôi nghe nói bây giờ có
những vị phật tử do hoàn cảnh đói kém phải xuất gia hay là tu tập những pháp môn
khổ hạnh cho qua cơn đói. Dần dần phật giáo đi vào mê tín dị đoan Phật tử lợi dụng chùa
chùa lợi dụng phật tử. Cũng có nhiều vị Phật Tử gắng công hành trì để mau chứng đạo quả
lại bị tính cống cao ngã mạn lại tự xưng mình là Thiền Sư dạy đạo cho mọi người và dạy
luôn cho các vị sư trụ trì lâu năm,thành ra có sự xung đột nho nhỏ trong nội bộ Phật
Giáo . Hay là có người tham thiền không đúng cách rồi sinh ra bịnh hoạn, lơ lơ lãng lãng
về tâm trí,cũng có người bị tâm thần mà chết. Riêng tôi thì không dám nghĩ tới những pháp
môn cao xa, tôi chỉ hành theo pháp môn làm công quả của chính tôi chế ra.

   Mỗi buổi chiều Chị DP hay rủ Tôi và HD đi ra chợ để xin rau cải còn lại sau một ngày
ế ẩm bán không hết của các bà bán rau cải. Họ cũng thành tâm cúng dường cho chùa
nên chúng tôi cũng vui lây khỏi phải ngượng ngùng cho việc làm công quả mang tính chất
cầu xin của bố thí .

    Chúng tôi hầu như tự nguyện đến với nhau như một đoàn thể phật tử  hộ pháp, khi các
nhà chùa cần đến thì chúng tôi có mặt; thật là những ngày tháng êm đềm và thánh thiện
trong tâm của chúng tôi, mặc dầu đời sống vật chất rất thiếu thốn.

    Thời gian trôi qua đến năm 1987 thì nhà nước ra nghị quyết đổi mới chính sách từ
kinh tế quốc doanh sang kinh tế thị trường thì lần lần có sự thoái chuyển lý tưởng phụng
sự đạ̃o pháp của chúng tôi. Kinh tế gia đình của các Phật tử có phần thoáng và khá giả
hơn xưa. Hàng ngũ Phật tử của chúng tôi thưa thớt dần để lo kế sinh nhai và không
còn mặn mà gì với đạo nữa. Từ đó tôi cảm thấy buồn và cô độc để chờ ngày chị tôi bảo
lãnh qua Canada sống trong năm 1991.


                                                                                                                   Nguyễn Lộc

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Chuyện buồn- bịa đặt ( nỗi lòng của bà Bộ Trưởng Y Tế - Đảng Bò Cạp )


   Có một bà Bộ Trưởng Y Tế của một nước bù nhìn, nhò xíu, bên bờ biển Thái Bình
Dương. Bà có bằng Tiến Sĩ Y Khoa - Phó Giáo Sư. Bà được ơn trên phù hộ
và sự nâng đỡ của các ông tai to mặt bự trong Bộ Chính Trị Đảng Bò Cạp của Chính
quyền đưa bà lên làm Bộ Trưởng, bởi vì bà có một tài năng tiềm ẩn và chịu chơi !!!

   Công việc của bà thật là nhàn hạ, mỗi tháng chỉ họp một lần với thuộc cấp để chia
chát kiếm lợi. Bà rất có tài hùng biện, bợ đỡ, tham nhũng của dân và của cấp dưới;
mỗi lần quà cáp đến nhà, bà nhoẻn  nụ cười hỉ lạc.

   Mấy năm nay nhà nước làm ăn thất thoát tiền tỷ cũng do một tay bà làm nên sự cố.
Các quan trên rất hài lòng vì tài xảo thuật của bà : biến tiền dơ thành tiền sạch, cũng
như tài lôi kéo các ban ,ngành và các ông trong Bộ Chính Trị, đồng ăn chia chấm mút
với nhau.

   Việt nam hiện nay đang bi bệnh sởi hoành hành,người chết vô số kể; bà nói :" hãy
xem bịnh sởi như bịnh thiên tai ,dịch hoạ giống như bịnh cảm mà thôi,mà nếu có chết
thì cũng là chuyện thường mà thôi ̣- có sinh thì có diệt - như lời Phật dạy. Quí đồng
bào hãy an tâm mà chết, xuống địa ngục sẽ được gặp Bác Hồ và các đồng chí lãnh
đạọ kính yêu thì sẽ vui vẻ biết mấy '. " .

   Bà hay than thở với mọi người rằng : " Mọi người kêu tôi từ chức,thật tình mà nói,
cụm từ nầy tôi nghe thấy lạ, bởi vì nó không có trong tự điển Xã Hội Chủ Nghĩa, trong
Hiến Pháp Việt Nam, tôi chưa từng học và biết đến nó bao giờ. Cho nên tôi vững lòng
tin mà phục vụ Đảng và Nhà Nước,nhất định không từ chức - cạp đến cái lai quần vẫn
cạp - theo tiêu chí của Đảng. Mà ngu sao phải từ chức chứ,ai mà lại đập bể cái nồi cơm
nhà mình bao giờ? Với lại tôi được sự phân công của Đảng và Nhà Nước giống như
trường hợp của Thủ Tướng Nguyễn Tấn dũng là tuỳ sự giải quyết , phân công, lãnh đạo
của Đảng và Nhà Nước. Họ sẽ nhất định bao che cho tôi đến cùng vì họ có phần hùng
làm ăn với tôi trong việc điều khiển ngành y tế mà tôi là đạo diễn những chuyện tham ô.
Nếu có đổ bể ra thì Bộ Chính trị cũng ê mặt như tôi; thì sẽ khó lãnh đạo Nhà Nước và
nhân dân, Tôi rất an tâm và đứng vững trên chiếc ghế của tôi thêm năm chục năm nữa.
Tôi đã bày tỏ nỗi lòng nầy đến với đồng bào ruột thịt mà thông cảm cho tôi. Chúc quí
đồng bào mau chết sớm vì bịnh sởi, khỏi sống chật đất để dành đất xây building
cho quan lớn có nơi hưởng lạc mà phục vụ nhân dân lâu dài .''

                                                                                                         Nguyễn Lộc

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Những bóng ma còn lởn vởn !


   Sáng hôm nay xe chở học viên vừa tới cổng trường ESL-Guelph, tôi nhìn ra cửa
 sổ xe,thì thấy thấp thoáng dáng người gầy gầy đang ngồi trên bậc thang xi măng.
 Anh cầm điếu thuốc lá trên tay phì phà làn khói trắng; anh đang mơ màng điều gì
 đó trong đầu. Đến khi tôi bước xuống xe, đến gần và nhìn kỷ lại người nầy, thì
 tôi chợt nhận ra đó la anh Quí là bạn của người tôi quen mà bấy lâu nay tôi chưa
 có dịp gặp lại. Tôi còn nhớ vào khoảng năm,sáu năm qua, lần đầu tôi gặp anh, ở
 nhà anh khôi,người tôi quen.Dáng người anh nhỏ,da xạm đen, hai con mắt to đậu
 trên khuôn mặt khá hốc hác, người anh thỉ gầy đét, có lẽ anh đã từng giang hồ,
 phiêu đãng nhiều năm qua. Anh cũng đã từng kể cho tôi nghe những mẫu chuyện
 trong cuộc đời của anh, một trong những quãng đời gian khổ của miền bắc Việt
 Nam,nơi anh chào đời và khôn lớn .
   Anh nói chuyện với bất cứ ai thường hay lấp lửng tư tưởng như muốn giấu giếm
điều gì bí mật của cuộc đời mà không thể tỏ bày cùng ai.
   Anh kể với tôi về cuộc chiến đấu của bộ đội miền bắc đánh nhau với người lính
miền nam và những trận dội bom của Mỹ một cách phấn khởi với niềm tự hào của
dân tộc.Anh nói : '' tôi không phải là bộ đội nhưng tôi rất tự hào những chiến công
mà quân và dân Việt Nam với sự lãnh đạo tài tình của tướng Giáp đã đưa đến
cuộc chiến thắng vẽ vang đầy thần thánh ! Tôi nghe anh kể một cách say sưa, mặc
dầu giờ đây anh đã định cư, anh đã định cư ở Canada ( một nước hoà bình dân chủ )
trên ba mươi năm rồi. Những hào quang mà chế độ Cộng Sản miền bắc tuyên truyền
còn hằn sâu trong tâm tưởng của anh cũng như trong tâm tưởng của mỗi người dân
ấu trĩ , khó lòng gột rửa cho sạch trong một sớm một chiều !. Nó là một cuộc chiến
hoang tưởng đầy mộng mị của tập đoàn lãnh đạo miền bắc đưa dân vào cảnh lầm
than ,tù đầy, chết chóc, nó mang ý nghĩa của một sự mặc cảm,tự ti của dân tộc và
lôi kéo những tầng lớp thiếu hiểu biết để thêu dệt những trang sử hào hùng bằng máu,
thịt phơi thây trên chiến trường miền nam. Tạo nên một hình ảnh linh thiêng của người
chiến sĩ bảo vệ tổ quốc và tập đoàn lãnh đạo, họ chỉ làm con cờ thí cho chủ nghĩa
(Quốc Tế Vô Sản) hoang tưởng , thử nghiệm trên toàn thế giới bằng chính sách bạo
tàn để phục vụ quyền lợi của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản.

    Thành trì của chế độ Cộng sản đã sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991, nhưng nay con
 quỷ Cộng Sản khi xưa đã trá hình : mang hình thứ́c mới- nửa Cộng Sản, nửa Tư Bản-
, với nhãn hiệu đánh lận con đen: " chế độ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
 chủ nghĩa " đã và đang trỗi dậy đầu độc mãi mãi lên đầu dân đen để thoả mãn tham
vọng cá nhân và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản .

                                                                                                                 Nguyễn Lộc

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Câu chuyện giải lao ! ( nhất đẳng huyền đai không bằng dao phai chém lén ! )


   Hai anh nông dân dân đang nghỉ trưa trên thửa ruộng hoang vắng.
 Gió hiu hiu thổi làm hai anh nông dân nghĩ ngợi về tương lai,nhà
 cửa ,ruộng vườn của mình.
    Một anh than thở :
    - Nè mầy: '' mầy có hiểu hiện tình đất nước như thế nào không ?
      Tao lo quá, chắc là phải bán ruộng vườn sang Tàu sống quá mậy !".
    Anh kia hỏi :
    - Sao vậy ?
    -  Tao nghe rằng Tàu Trung Quốc đang xâm chiếm đất nước mình,
    chắc là có chuyện lớn ,không phải chuyện đùa đâu.
    Anh kia nói :
     - Mầy đang nghĩ lẩn thẩn gì đó ? Tụi Tàu không dám làm gì đất nước
    mình đâu !
     - sao mầy dám chắc vậy?
    Anh kia cười khì rồi nói :
     - Mầy thử nghĩ xem, một tỷ đống thịt sống có chọi lại một quả bom
    nguyên tử không? " Khi chó đã cùng đường rồi,nó sẽ điên lên cắn bất kỳ
   người nào làm hại nó !". Với lại một chiếc máy bay đâm thẳng vào thành
   phố Bắc Kinh của nước Tàu( chiến thuật khủng bố !) , lúc đó dân
   lẫn chính quyền Tàu sẽ bị khủng hoảng tinh thần ngay,khỏi phải làm giàu
   gì nữa.Mầy đừng có lo sợ viễn vong, anh hùng cách mạng Việt Nam thì
   thiếu gì; nhà nước chỉ hô to một tiếng là có cả đội quân xung phong. Mầy
   có nghe câu nói : " nhất đẳng huyền đai,không bằng dao phai chém lén ''
   đó sao?
   Anh nầy gật đầu bẽn lẽn nói :
   - xin bái phục ,mầy nói rất đúng. Rồi nhắc nhở bạn,thôi ! chúng ta làm
   Việc tiếp đi, hết giờ giải lao rồi, ở đó mà tán dóc cho chủ nó đuổi.
     Nói xong hai người vác cuốc ra ngoài đồng tiếp tục công việc đồng áng
   hằng ngày .

                                                            Nguyễn Lộc             
                                                                                                                                      

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Một quãng đời đã qua.


         Chuyện đã qua lâu rồi,lúc tôi mới bước chân qua vùng đất Canada ,
      chưa có ý niệm rõ ràng nơi mà định mệnh đã cột chân tôi hơn hai
      mươi năm. Ngày đầu tiên đáp chuyến bay xuống phi trường Winnipeg-
      Canada ; bất cứ thứ gì , tôi nhìn thấy đều lạ lẫm . Dấu ấn đầu tiên là cái
      thang cuốn trong phi trường ( Việt Nam lúc bây giờ chưa có thang cuốn ),
      để mọi người bước xuống đi ra ngoài đón xe để về nhà.Tôi nhìn thấy nó
      di chuyển lên xuống,chân tôi rất là lính quýnh ,sợ té .Anh,chị và mấy
      người bạn của chị tôi đứng dưới cầu thang chờ đón chúng tôi : má tôi
      và hai đứa em.Bà chị tôi thì cứ thúc giục : '' Lẹ lên đi em ,bước xuống
      mau đi,không sao đâu ,đừng có sợ " .Đôi chân tôi thì cứ rung ,tôi liều
      mạng bước đại xuống,không sao cả,thật hú vía !,Chúng tôi vội bước ra
      ngoài cổng phi trường.
        
         Trên xe chở chúng tôi về nhà,tôi thấy những chiếc xe hơi bóng loáng
      chạy dài trên các nẻo đường rât êm không một tiếng động chỉ nghe những
      làn gió tốc qua nhanh của những chiếc xe trái chiều qua lại,mà có điều rất
      lạ đối với tôi là,không thấy ai chạy xe đạp ngoài đường phố.làm cho tôi
      nhớ lại ở Việt Nam.

          Thời của tôi mới lớn là vào lúc Cộng Sản vào nam để xây dựng chế độ
      mới gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội .Kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ rất là èo uột,
      đói kém,chỉ thừa hưởng những gì còn lại của chế độ trước.Sau cuộc chiến
      tranh tàn khốc : phố sá,nhà cửa tan hoang,người dân nam thì không còn
      phương tiện để mưu sinh,chỉ trông chờ vào Nhà Nước.Tất cả đều sửa soạn
      cho công cuộc xây dựng chế độ mới  phù hợp vói thời đại ( thời đại
      Xã Hội chủ Nghĩa ) cho những năm sau 1975.Mọi người sống nhờ phần
      gạo , thực phẩm của chính quyền phân phối theo từng nhân khẩu trong
      hộ ( Nhà nước quản lý hộ khẩu rất chặt,nghĩa là cần phải nắm chắc cái
      bao tử của từng người dân để dễ sai bảo ).Các bậc cha mẹ thì lo tìm cách
      đưa gia đình vượt biên ra nước ngoài,còn lớp trẻ miền nam thì mất cả
      tương lai chỉ vì lý lịch xấu,theo quan niệm của Chính Quyền Cộng sản
      là : tàn dư của Mỹ- Nguỵ. Cũng may là các chị tôi đều trốn thoát ra Nước
      ngoài ; nay đã bảo lãnh má ,tôi và mấy đứa em sang đây.Tôi đang nghĩ
      lẩn thẩn thì xe của chúng tôi đã về đến nhà hồi nào cũng không hay.

          Nhà gia đình chị tôi tuy nhỏ hẹp,nhưng trang trí cũng ấm cúng ,gọn gàng.
      Chính giữa nhà trang trí bàn thờ : phía trên là bàn thờ Phật,phía dưới là
      bàn thờ Ông,Bà còn gọi là bàn thờ Gia Tiên mà người Bắc thường gọi thế.
      Ông anh rể của tôi thuộc gia đình người Bắc di cư vào Nam 1954,đời
      sống rất hình thức từ cách ăn nói đến cách cư xử với mọi người bên
      ngoài ngay cả người thân trong gia đình cũng khó hiểu được ý nhau; hơn nữa
      gia đình chúng tôi là người Miền Nam, đã sống dưới chế độ cộng sản ít
      năm cũng ảnh hưởng chút đỉnh về lối sống phóng túng về mặt hình thức
      của đời sống nông dân ( xoá bỏ giai cấp  ! ? ) ,Cho nên những lục đục xảy
      ra trong gia đình sau nầy cũng vì lý do đó.

         Anh,chị tôi biểu chúng tôi thắp nhang trên bàn thờ Tổ Tiên của ông anh rể
      và cẩn thận khuyên chúng tôi :'' Hãy rời bỏ nếp sống cũ ở Việt Nam ,giờ đây
      chúng tôi đã đổi đời,nên phải nhất nhất nghe theo lời anh,chị ''.Mà tôi nghe
      câu nói nầy,bà rất buồn lòng,hụt hẫng , cảm thấy mất hết quyền uy của một
      người mẹ.Tôi thấy sắc mặt của bà buồn lắm mà không thể bày tỏ cùng ai,
      chỉ cúi đầu thinh lặng.Còn tôi thì có cảm giác rất là tù túng khi nhìn thấy
      quang cảnh mới của gia đình anh,chị ,sao mà giống trong nhà tù cải tạo thế !:
      ngột ngạt từ cách ăn nói phải dạ thưa đúng phép với ông anh có bằng giáo
      sư Canada như các trẻ nhỏ mới lên ba,và sự la rầy của bà chị mỗi khi vào
      toilet quên tắt đèn khi ra ngoài thì sợ hao điện,giựt nước bồn cầu nhiều thì
      sợ hao nước.

          Mỗi tuần chúng tôi chỉ được phép ra ngoài với anh,chị để mua thực
      phẩm và đồ dùng cần thiết,còn những ngày thường thì ở nhà trong khi
      chờ đợi việc làm,với lại đường sá ở đây chúng tôi cũng chưa quen,sợ bị
      lạc đường khi ra ngoài không ai hướng dẫn.Có một điều tôi rất ngạc nhiên
      là trước khi qua Canada,anh ,chị đã nói với chúng tôi là đã mua nhà và
      mua xe và sẽ lo cho các em học hành đến nơi đến chốn,dệt một tương lai
      xán lạn,huy hoàng cho chúng tôi,nhưng niền tin đó tan vỡ chỉ thấy ba mẹ con
      chúng tôi ở dưới tầng hầm trải nệm dưới đất mà ngủ,mùa đông thì rất lạnh,
      chúng tôi cũng đành chịu , mỗi khi đi đâu đều nhờ vả phương tiện xe cộ
      của anh,chị.Còn chuyện học hành thì anh,chị chả đá động tới,Sau nầy chúng
      tôi có hỏi về những điều anh ,chị đã  nói,chị tôi cười giả lả : '' Tại anh ,chị
      đợi các em qua lâu quá,nên phải nói như vậy để các em nộp hồ sơ bảo lãnh
      cho sớm ".Thật ra chúng tôi có lý do riêng .Chúng tôi nửa muốn đi,nửa không
      nên chần chừ lâu như vậy.

             Chúng tôi sống với anh ,chị cũng gần một tháng,sự lục đục trong gia
      đình bắt đầu nảy sinh , là khi chúng tôi làm thẻ bảo hiểm sức
      khoẻ,và tìm Bác Sĩ gia đình,thì Bác sĩ cho biết tôi bị bịnh viêm gan siêu vi B,
      loại bịnh nầy vào lúc đó mọi người cho là ghê gớm lắm.Y học chưa giải thích
      rõ ràng cho dân chúng , nhất là những người thiếu kiến thức như chị tôi thì
      dễ bị xào xáo gia đình vì ở chung với người có bịnh,làm tôi mặc cảm vô cùng.
      Vài tháng sau chúng tôi có việc làm,cuộc sống chúng tôi có phần độc lập hơn,
      ít lệ thuộc tài chánh gia đình chị tôi.Chị tôi đề nghị chúng tôi nên ở riêng với
      nhiều lý do : tài chánh , sự bịnh hoạn của tôi v.v....

             Chúng tôi phải mướn nhà ở riêng,cuộc sống có phần ổn định hơn,rồi sau
     đó em gái tôi lấy chồng,ba anh,em vẫn ở chung một nhà.Đến năm 1994 kinh tế
     Canada bắt đầu suy thoái,chúng tôi tìm việc làm rất khó khăn.em trai tôi dọn
     về Tỉnh Bang Ontario để tìm việc làm và chuẩn bị lo thủ tục bảo lãnh vợ qua,
     riêng gia đình em gái tôi vẫn ổn định.Năm 1995 tôi dọn qua Tỉnh Bang Ontario
     ở chung vói em trai tôi và vài người bạn.Lúc ấy chúng tôi chưa có việc làm ổn
     định,phải ra đồng hái trái cho chủ vườn để kiếm tiền trong khi chờ đợi công việc
     thích hợp.năm 1998 tôi lại trở về Winnipeg trong khi ấy gia đình em gái tôi đã sang
     Tinh Bang Ontario.Đến năm 2000 tỏi lại trở qua Tỉnh Bang Ontario,làm được
     vài ba năm lại bị thất nghiệp,cứ như thế tiếp tục.Cuộc đời tôi rất là lận đận về
     nghề nghiệp và tình duyên.

            Hiện nay tôi vẫn chưa có việc làm,năm nay tôi 54 tuổi,già rồi còn gì,ai mà
     mướn nữa,Nhưng trong cái mất thì có cái được,nhờ vậy bây giờ tôi trầm tĩnh hơn,
     đầu óc thanh thản hơn,có thời gian để nhớ lại những năm tháng đã đánh mất chính
     mình với cuộc sống đầy bất trắc ,lo toan,sợ hãi đè nặng lên cuộc sống.Nhưng bây
     giờ tôi đang thật sự đối diện với nó và không còn sợ hãi nữa,vì tôi cũng chả còn
     gì để mất,trong khi cuộc đời chỉ là vô thường mà thôi mà con người thì vốn vô ngã
     như lời Đức Phật đã dạy chúng ta.

                                                                                                                 Nguyễn Lộc

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Bỗng dưng họ hèn quá vậy? Thứ Hai, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Mấy ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội, người ta bàn luận rất nhiều về việc giàn khoan HĐ81 của Trung Quốc đang “tác nghiệp” tại khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trên các cơ quan ngôn luận chính thức của Việt Nam, ngược lại, chỉ có tờ PetroTomes lên tiếng. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao cũng chỉ lên tiếng một cách dè dặt và bâng quơ như thường lệ. Tại sao vậy? *** Trong lịch sử Việt Nam có nhiều nhà lãnh đạo hèn. Mạc Đăng Dung bị xem là hèn khi phủ phục cắt đất dâng cho nhà Minh. Các vua nhà hậu Lê bị xem là hèn khi để cho các chúa Trịnh uy hiếp từ đời này qua đời khác; trong đó người hèn nhất là Lê Chiêu Thống, chạy sang quỳ luỵ nhà Thanh để chống lại Tây Sơn, cuối cùng bị thảm bại, v.v… Tuy nhiên, cho đến gần đây, hầu như chưa ai cho các nhà lãnh đạo cộng sản là hèn cả. Mà thật, ngay cả những người chống cộng cực đoan và thô thiển nhất cũng không thể nói cộng sản là hèn. Có thể nói là họ cuồng tín, độc tài, độc ác, tham quyền cố vị, lạc hậu, hẹp hòi, nghi kỵ, giả dối, dốt nát về kinh tế, chà đạp lên dân chủ và nhân quyền, quá lệ thuộc về tư tưởng trước các đàn anh, từ Liên Xô (cũ) đến Trung Quốc. Nhưng khó nói được là họ hèn. Hơn nữa, trong một thời gian dài, nói họ là anh hùng cũng không quá đáng. Không anh hùng sao được khi, trước năm 1945, họ sẵn sàng hy sinh cuộc sống an toàn và êm ấm của họ và gia đình họ để tham gia vào các cuộc tranh đấu giành độc lập, bất chấp bao nhiêu nguy hiểm, kể cả chết chóc và tù đày? Không anh hùng sao được khi họ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gian khổ để cuối cùng, năm 1954, trở thành thuộc địa đầu tiên đánh bại đế quốc Pháp? Tính chất anh hùng trong cuộc chiến tranh 1954-75 phức tạp và tế nhị hơn: trong khi không thể nói là họ anh hùng khi tìm cách bắn giết dân chúng ở miền Nam, chúng ta không thể không thừa nhận là họ anh hùng khi họ chịu đựng những trận mưa bom của Mỹ đổ xối xả xuống miền Bắc và theo đuổi cuộc chiến đấu đến cùng. Rồi trong cuộc chiến tranh với Pol Pot và nhất là cuộc chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1979: Phải nói là họ anh hùng. Tôi biết có thể sẽ có nhiều người phản đối những ý kiến tôi vừa nêu. Tuy nhiên, tôi cũng biết: Phản đối thì phản đối, nhưng họ cũng không thể nói là các nhà lãnh đạo cộng sản, trong các trường hợp trên, là hèn. Cho đến nay, trong các tài liệu tôi đọc được, chưa ai nói thế bao giờ. Chỉ nghe các trí thức sống dưới chế độ cộng sản tự nhận là mình hèn. Trước, người ta chỉ thừa nhận một cách tương đối…hèn: Lén lút. Sau, từ thời đổi mới, nhiều người tự nhận một cách công khai. Người thú nhận một cách thẳng thắn và cảm động nhất là Nguyễn Minh Châu trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” đăng trên báo Văn Nghệ ở Hà Nội ngày 5 tháng 12 năm 1987: “Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn.” Hèn để tồn tại. Cũng Nguyễn Minh Châu: “Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em:‘Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!’” Nhạc sĩ Tô Hải khái quát hoá toàn bộ con người và sự nghiệp của mình vào một chữ, chữ “hèn” khi đặt nhan đề cho cuốn hồiký của mình: Hồi ký của một thằng hèn. Phạm Xuân Nguyên, trong bài “Cái hèn của người cầm bút” đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 5 năm 1988, cũng thừa nhận cái hèn như một hiện tượng phổ biến. Các trí thức và văn nghệ sĩ bị trị thì hèn. Còn những kẻ thống trị thì dĩ nhiên được miễn nhiễm loại vi khuẩn ấy. Họác hay ngu nhưng họ không hèn. Nhưng đó là chuyện ngày trước. Gần đây, cụ thể là từ một hai năm cuối cùng của thập niên 2010 thì khác. Đọc trên các trang mạng hay blog từ trong đến ngoài nước, chúng ta gặp nhan nhản những chữ “hèn”. Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, chính quyền vẫn cúi đầu và im lặng: Hèn. Trong khi khiếp nhược trước Trung Quốc, nhà cầm quyền lại mạnh tay đàn áp các thanh niên sinh viên yêu nước xuống đường phản đối chính sách bành trướng của Bắc Kinh: Hèn. Tàu hải quân của Trung Quốc giết và bắt ngư dân Việt Namđ ang đánh cá ngay trong lãnh hải Việt Nam mà nhà cầm quyền cũng không dám lên tiếng phản đối, thậm chí, không dám gọi là tàu Trung Quốc, chỉ gọi một cách bâng quơ là “tàu lạ”: Hèn. Nhà báo Ngô Nhân Dụng, trên nhật báo Người Việt ở California, sau khi so sánh với cách hành xử của các nước trong khu vực trong những trường hợp tương tự, đã đi đến kết luận: thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là "hèn yếu". Nhà báo Huy Đức, hiện sống trong nước, trên Osin blog của anh, bày tỏ quan điểm của mình ngay trên nhan đề bài viết “Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen”. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, sống tại Úc nhưng có nhiều quan hệ gần gũi với Việt Nam, nhận định thẳng thừng: “Chưa thấy trong lịch sử Việt Nam, có thời nào mà Việt Nam khiếp nhược như thế.” Từ ba vị thế khác nhau với những lập trường chính trị có khi khác hẳn nhau, cả Ngô Nhân Dụng, Huy Đức và Nguyễn Văn Tuấn đều có nhận định giống nhau về giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay: Hèn! Hình như chưa bao giờ trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại đồng ý với nhau như thế! Hình như mọi người đều đồng thanh: Giới lãnh đạo Việt Nam hèn! Riêng tôi, tôi không ngớt ngạc nhiên: Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy? at 12:56 CH Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Labels: Bình Luận , Nguyễn Hưng Quốc , Thời Sự , VOA

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Chuyện vui ( cái gì quí nhất ?)

   
         Có hai anh đảng viên- Đảng Bò Cạp - , ngồi nói chuyện tào lao.
     Anh thứ nhất nói :  '' Tao đố mầy trên đời nầy,cái gì là quí nhất'',
     anh thứ hai trả lời : ''  Là Tổ Quốc '',  anh thứ nhất nói : '' Sai rồi ''.

         Anh thứ hai tiếp tục trả lời :  ''- Nào là Tổ Tiên, gia đình,vợ-con,
      anh-em,bè-bạn v.v...''. Anh thứ nhất đều cho là sai hết.Cuối cùng,
      anh thứ hai chịu thua.

         Anh thứ nhất mới kết luận rằng : '' Đảng Bò Cạp của chúng ta
      là quí nhất - vì còn Đảng là còn mình - ,mà còn mình là còn dân
      chúng để chúng ta làm giàu. Nếu mất Đảng là mất tất cả ; kể cả
      mạng sống của đảng viên và tài sản mà bấy lâu nay chúng ta cướp
      giựt được.Người dân sẽ giết chúng ta .cho nên phải bảo vệ Đảng
      như bảo vệ chính mình. Có phải Vậy không hả ?.Mầy dốt như
      vậy mà làm đảng viên -Đảng Bò Cạp - sao được ! Tao đề nghị
      mầy ra khỏi đảng đi là vừa.Mầy đã bị thoái hoá biến chất rồi,
      bởi vì mầy không chịu nghe lời Đảng dạy :'' Còn Đảng ,thì còn
      mình '' đó sao ! 

                                                                                   Nguyễn Lộc