Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Dịch giả: Facebooker Phan Minh Thu - Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama tại Trung Tâm hội nghị Quốc gia, sáng 24 tháng 5 năm 2016
Thứ Tư, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Những người
Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó những người trẻ đại diện cho sự năng động,
tài năng của người dân Việt Nam. Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của những
người Việt Nam đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người đã vẫy tay chào
tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình cảm dân tộc.
Hôm qua tôi đến
thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật
đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi qua đường,
nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường
như thế nào.
Tôi
không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng
tôi cũng là người như các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng
quân sự Mỹ rời Việt Nam lúc đó tôi 13 tuổi, do vậy lần đầu tiên được tiếp xúc với
người Việt Nam, khi mà tôi lớn lên ở Hawaii, tôi đã gặp một số người Mỹ gốc Việt
ở đó, nhiều người còn trẻ hơn tôi. Nhiều người trẻ Việt Nam cũng như hai con
gái của tôi khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ,
do vậy khi đến đây tôi ý thức về quá khứ nhưng chúng ta nên hướng về tương lai,
sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi cũng trân
trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã
trồng cấy ở những mảnh đất này. Chúng ta đã có lịch sử trống đồng Đông Sơn. Hà
Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa
và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt
Nam. Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng
cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã
ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng
ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên
200 năm trước, khi một trong những người Mỹ đi tìm kiếm giống lúa gạo và ông đã
đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những
con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán. Trong chuyến đi thứ hai, người Mỹ đã tới hỗ
trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Khi những phi
công Mỹ đến đây, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích
tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
Vào một thời
điểm khác, việc đánh đuổi thực dân đã đưa chúng ta xích lại gần nhau. Chiến
tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đưa chúng ta tới một cuộc chiến.
Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng chiến tranh dù cho thế nào đi nữa
đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.
Trong các
nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những
nỗi đau. Trong nghĩa trang của đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào hơn
58.000 liệt sĩ vĩnh viễn không trở về. “Khi chúng ta bất đồng một điều gì đó,
chúng ta vẫn phải nhớ đến những người đã ngã xuống vì đất nước, cả người Việt
và người Mỹ”. Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về
nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những
bãi mìn này.
Trẻ em khuyết
tật và chất độc màu da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào
vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp
tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa. Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không
chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh. Thượng nghị sĩ John Mc là cựu binh
trong chiến tranh đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói rằng “Hai nước
chúng ta không nên là kẻ thù trong chiến tranh, nên làm bạn”.
Nhiều người Mỹ,
Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho
hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại
trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi
và người dân đã cảm thấy rất phấn khích để tiếp tục mưu cầu hòa bình. Chúng ta
trở nên gần gũi nhau hơn, thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học
giả nghiên cứu với nhau.
Chúng tôi đã
đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Châu Á. Rất nhiều khách
du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố
đô Huế. Như người Việt và người Mỹ đều có thể thuộc những bài hát của Văn Cao
“Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Với vai trò là tổng
thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan
hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày
càng hợp tác.
Mục tiêu của
tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn
cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để
nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng
tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của
nhau. Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học
cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải
quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi
để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với
sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải
là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy.
Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể
áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt
Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi muốn
ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời
gian nữa trong nhiệm kỳ của mình nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều
hơn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại
những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị
mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt
ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức
sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế
cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào
những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là
những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam. Ngày hôm qua như tôi đã thông
báo, đội hòa bình sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu,
nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt
Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. Các công ty hàng đầu, đại học
danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học,
y tế… vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ
thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt
hơn.
Do vậy, tôi rất
vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt
động. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho
sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh
viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính
sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của
Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…
Chúng tôi
mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt – Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với
công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn.
Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để
đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người
phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Việt Nam tiến lên
phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, sự đóng góp của người phụ nữ, phụ
nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh
đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ
cũng như Việt Nam.
Với tư cách
là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì bản thân tôi sẽ giúp cho Việt
Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam
không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất mà mở rộng thị trường
của mình như với Hoa Kỳ.
TPP cũng sẽ
giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế,
thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn.
Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là
tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên
phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng
ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, điều này chúng ta có thể hợp tác với nhau
trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên
đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho
cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên
tai. Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát
thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an
ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với
Việt Nam.
Thế kỷ 20 đã
dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh
chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều
là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.
Các nước lớn không được hại nước nhỏ hơn.
Kể cả Mỹ
thông qua các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng
cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Hoa Kỳ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố
khi đến thăm Lào đầu năm nay.
Chúng tôi sát
cánh cùng đối tác tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do thương mại. Khi chúng
ta sát cánh bên nhau, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác chiều sâu từ hàng không đến
các vùng biển mà quốc tế cho phép.
Quan hệ của
chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính quyền về nhân quyền. Tôi nói
điều này, không biết quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập quốc, chúng tôi vẫn
đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập
quốc như kinh tế ngày càng gia tăng, định tiến tư pháp, hình sự. Tất nhiên
chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê
bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng
ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì
chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam,
chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được
nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội.
Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.
Tôi xin chia
sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận internet vì thúc đẩy sáng
tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như facebook. Các công ty lớn đã có ý
tưởng đưa ra và chia sẻ.
Người Việt
Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản
thân. Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi
người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ
trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người
dân Việt Nam sẽ mang đến nền tảng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người
dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính
quyền Mỹ.
Về thách thức
toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như Vịnh Hạ Long, Sơn Đòng vì tương lai
con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt
Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh
hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn
cho thế giới. Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về
nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia
hơn nữa về gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt hai
nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt
Nam và Mỹ vần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào
lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ
hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Hay như
Trịnh Công Sơn viết bài “nối vòng tay lớn” để mở tấm lòng của mình ra để thấy bản
chất và trái tim của mình. Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác
và người bạn của các bạn. Sau này khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối
hợp sáng tạo với nhau thì các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các
bạn như Nguyễn Du đã nói: Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này
làm ghi”.
“Cảm ơn các bạn.
Thank you very much. Thank you Vietnam”
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016
Phạm Phú Minh - MỘT XÃ HỘI VIỆT NAM BĂNG HOẠI
Chủ Nhật, ngày 22 tháng 5 năm 2016
* Vài nhận xét nhân đọc cuốn Người Việt Nam Tồi Tệ của Lâm Nhược Trần, 359 trang, do Người Việt Books, California, xuất bản tháng 5, 2016.
Thông tin từ
Việt Nam trong ít nhất một hai chục năm qua, ngày càng dày đặc, dù là trên báo
lề phải hay lề trái, dù là nhận định của người sống trong nước hay người ở nước
ngoài về thăm quê hương, đều cùng nhau đồng ý một điểm: xã hội Việt Nam hiện
đang trong tình trạng xuống cấp, ngày càng trầm trọng. Một nhận xét đồng loạt
như vậy về sự suy thoái của phẩm chất con người, của nền giáo dục, nền y tế, về
công cuộc làm ăn sinh sống, về đạo đức của quan và của dân v.v... thì không thể
là những nhận xét vô căn cứ, nặng về cảm tính, mà là những lời báo động của những
ai còn có lương tâm trước cái Xấu đang lấn dần cái Tốt, cái Ác đang thắng cái
Thiện.
Ai trong
chúng ta cũng đều muốn tìm ra nguyên nhân của tình trạng này, nhưng suy cho
cùng thì nguyên nhân sâu xa nhất chỉ có một: do sự toàn trị của đảng Cộng sản
suốt mấy chục năm qua. Nói một cách khác, nếu không bị cái họa cộng sản thì đất
nước chúng ta ngày hôm nay CHẮC CHẮN không đối diện với cái họa đang lao xuống
vực thẳm như chúng ta đang chứng kiến.
Cuộc cách mạng
cộng sản thế giới bắt đầu từ năm 1917 tại nước Nga, sau đó đã xưng hùng xưng bá
trên gần nửa quả địa cầu, nhưng đã cáo chung một cách khá đột ngột mà rất triệt
để sau khi tồn tại được 70 năm. Dù còn một số nước nhỏ nhoi gọi là xã hội chủ
nghĩa có thể đếm bằng các ngón trên một bàn tay, nhưng thực chất không còn chủ
nghĩa cộng sản trên mặt đất, vì các nước này coi như đã quy hàng thế giới tự do
khi đã thay đổi hẳn phương thức sản xuất để sống còn giữa một thế giới giàu mạnh
và tự do.
Vì sao đã có
lúc tỏ ra khá hùng mạnh, chủ nghĩa cộng sản lại chết một cách bất đắc kỳ tử như
vậy? Vì căn bản tồn tại của nó chỉ dựa trên hai điều: dối trá và bạo lực. Nó phủ
nhận những thành tựu trong quá khứ của con người về tinh thần và sản xuất, đặt
ra những giá trị tinh thần mới và phương thức sản xuất mới dựa trên thuyết duy
vật và lý thuyết về giai cấp vô sản, và dùng bạo lực để cưỡng bách mọi lý luận
cũng như việc tổ chức xã hội mới của mình. Về lâu về dài, con người không thể
chịu đựng mãi sự dối trá và sự áp bức là những gì đi ngược lại căn bản hướng
Thiện trong suốt quá trình thành người của mình, chủ nghĩa cộng sản phải sụp đổ.
Nó sụp đổ vì cái ảo tưởng thành lập một xã hội hoàn toàn mới, trong khi không
đem lại một chút tốt đẹp gì cho đời sống vật chất lẫn tinh thần cho con người;
nó chỉ sản sinh ra toàn những điều xấu xa, mà rõ rệt nhất là tình hình xã hội
hiện tại của đất nước Việt Nam.
Chủ nghĩa cộng
sản đã vào Việt Nam với tất cả bản chất đặc thù của nó. Hãy nhớ lại những gì họ
đã làm: ra sức đánh đổ những phong tục tập quán xa xưa của dân tộc Việt Nam để
xây dựng cái họ gọi là “đời sống mới”; đập phá đình chùa miếu mạo là những cấu
trúc tượng trưng cho thành tựu đời sống tinh thần, tâm linh của dân tộc; thẳng
thay giết những ai không đồng ý với chủ thuyết của họ, dù đó là thành phần ưu
tú của đất nước; xóa bỏ tinh thần tương thân tương ái của xã hội Việt Nam mà tiền
nhân nhiều đời đã dày công bồi đắp để chỉ còn một tinh thần quy phục đảng một
cách nô lệ; chủ trương đấu tranh giai cấp để phá vỡ hồn tính của dân tộc chúng
ta đã được xây dựng nên từ hàng nghìn năm sau lũy tre xanh... Với cái gọi là “bạo
lực cách mạng” họ thẳng tay tàn phá đất nước Việt Nam của chúng ta tận gốc rễ.
Họ thay thế bằng
những gì? Bằng những hứa hẹn không tưởng về một thiên đường trên mặt đất, nghĩa
là bằng một mớ bánh vẽ. Và trên con đường vô tận để đến “thiên đường” ấy, họ dẫn
dắt cả dân tộc vào các cuộc chiến tranh “đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”, bằng
nền sản xuất tập thể không hiệu quả gây ra nghèo nàn, đói khổ. Và nhất là tất cả
mọi quyền tự do của con người đều bị tước đoạt.
Nhìn lại, nguyên
do chính khiến chủ nghĩa cộng sản sụp đổ chỉ vì nền tảng chế độ ấy chỉ dựa vào
cái GIẢ. Thiên đường mà họ dựng lên chỉ dựa toàn vào ảo tưởng không bao giờ có
thể thực hiện được (xã hội không giai cấp, triệt tiêu tư hữu v.v..., toàn là những
chuyện không thể có trong loài người) nên họ phải dựa thêm vào cái DỐI. Cái cứu
cánh đã giả thì không thể không dối trá, nói trắng ra là phải BỊP. Và tất cả những
món Giả, Dối và Bịp ấy dĩ nhiên không thể tồn tại nếu không có một Bạo Lực đi
kèm, với giết chóc, khủng bố, tù đày.
Cho đến khi đảng
cộng sản Việt Nam phải đi vào con đường Đổi Mới để sống còn thì trên đất nước
Việt Nam lại bày ra một tấn thảm kịch khác. Có đổi thay một phần phương thức sản
xuất để dân chúng có thể làm ăn sinh sống; có đổi thay về đối ngoại, thôi không
còn gào lên câu “tư bản đang dãy chết” nữa để hòng được các nước tư bản giúp đỡ,
đầu tư, nhưng về căn bản vẫn giữ nguyên sự độc tài toàn trị. Đảng độc quyền về
báo chí, truyền thông để tiếp tục thông tin một chiều; chương trình giáo dục vẫn
theo lối ngu dân, với những môn “thầy không muốn dạy trò không muốn học” là triết
học Mác-Lênin; với môn lịch sử bị bóp méo thành dị dạng để làm triệt tiêu lòng
ham muốn nghiên cứu về quá khứ dân tộc của học sinh. Đảng độc quyền về đất đai
để từ cái vốn ông cha bao đời gầy dựng và con cháu bao đời vun xới bỗng biến
thành một nguồn tiền khổng lồ vô tận chạy vào túi một lớp lãnh đạo cao cấp, mặc
kệ cho dân mất đất, mất nhà cửa, mất cả phương tiện sinh sống.
Về mặt văn
hóa của dân tộc, họ đã làm gì? Bao nhiêu vốn liếng quý báu của xã hội Việt Nam
đã bị cộng sản triệt hạ sau khi họ cướp được chính quyền, lấy cớ đó là sản phẩm
của phong kiến lạc hậu phải diệt trừ đi để xây dựng một xã hội chủ nghĩa và con
người xã hội chủ nghĩa. Nhưng như trên đã nói, những thứ họ mang từ xa về toàn
là đồ giả, nên sau mấy mươi năm “xây dựng” xem ra chẳng đem lại chút giá trị
đích thực nào cho xã hội và con người Việt Nam, ngoài việc dạy cho người dân sự
giả dối và bạo lực. Rồi họ bắt đầu nghĩ tới việc phục hồi các phong tục tập quán
cũ mà họ đã đánh đổ suốt mấy mươi năm qua. Nhưng với não trạng chỉ làm những gì
có ích cho đảng chứ không cần dân tộc, họ lại bắt đầu xây dựng nên cái giả. Những
phong tục tập quán của dân Việt Nam chúng ta bắt nguồn từ sự sống ngàn năm của
tổ tiên, đã qua sàng lọc để còn lại những gì rất tinh túy hầu nhắc nhở, giáo dục
con người sống cho xứng đáng, thì khi qua tay đảng cộng sản khi làm mới lại, đã
thành các khí cụ gớm ghiếc. Họ “tổ chức” lại các lễ hội nhưng xóa hẳn ý nghĩa
cũ để tạo cho chúng một linh hồn mới, dựa trên mê tín, khai thác tối đa tính
tham lam của con người với mục đích thu tiền càng nhiều càng tốt.
Các lễ hội
truyền thống đều mang ý nghĩa sâu xa của sự minh triết qua kinh nghiệm sống từ
nhiều ngàn năm của dân tộc. Khi những nhà vô thần --và có lẽ vô học nữa-- đứng
ra làm sống lại các phong tục cũ thì họ không cần tìm hiểu cái phần tinh túy của
phong tục đó là gì, họ tùy tiện bày ra các hình thức hào nhoáng nông cạn để thu
hút quần chúng, một quần chúng đã là nạn nhân lâu năm được đảng đào tạo về
tính thực dụng, tham lam và dễ tin vào một
thần linh mới. Dù các nhà mác xít thừa biết là chẳng có thần linh nào cả, nhưng
họ có rất nhiều kinh nghiệm tạo ra thần linh. Đó là nghề suốt đời của họ. Họ đã
bái lạy các tên đồ tể của lịch sử như Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông, và cả Hồ
Chí Minh nữa, thành thần linh và bắt buộc cả một dân tộc chúng ta phải tin
theo. Đến khi sự thật phơi bày không che giấu được nữa, thì họ lại tạo nên thần
linh khác dựa vào phong tục tập quán sẵn có của dân tộc Việt. Lại là trò giả mạo!
Và trò giả mạo nào cũng tạo ra những kết quả vô cùng tiêu cực cho một nền văn
hóa.
Nói chung,
cách cai trị của đảng cộng sản Việt Nam trên mọi lãnh vực rất hạ cấp, không có
thiện chí làm cho dân tộc và đất nước được phát triển tươi đẹp, mà chỉ nhằm giữ
cho vững đảng của mình thôi, chính vì thế hậu quả hiển nhiên là xã hội cứ ngày
một suy đồi. Con người Việt Nam trong hiện tại trở thành một giống người mà đi
đến nước nào người ta cũng phải dè chừng và khinh ghét vì những đặc tính “ưu việt”
như trộm cắp, lường gạt, dữ tợn, bất lương. Đó là kết quả sau mấy mươi năm đảng
cộng sản “giáo dục” dân chúng bằng “đạo đức xã hội chủ nghĩa” và khuyến khích
toàn dân “theo gương Bác Hồ”. Đơn giản chỉ vì đạo đức ấy, tấm gương ấy toàn là
đồ giả, được mang ra dùng chỉ với một động lực duy nhất là bịp bợm, chứ bản
thân chúng nó chẳng có một giá trị nội tại nào cả.
Những lời báo
động từ Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy xã hội Việt Nam đang đứng trước
nguy cơ suy sụp nền tảng tinh thần là có thật. Tốc độ suy sụp nhanh như một
ngôi nhà bị mối mọt ăn ruỗng bên trong, đang từ từ khụy ngã. Nhưng mãi đến gần
đây mới có người tổng hợp những mối lo ấy lại, trình bày trong một cuốn sách.
Đó là cuốn sách độc giả đang cầm trên tay của tác giả Lâm Nhược Trần, có nhan đề
“Người Việt Nam Tồi Tệ”. Dĩ nhiên tác giả đang sống và làm việc trong xã hội Việt
Nam bây giờ, đã quan sát, chứng kiến từng bước băng hoại của xã hội, ghi lại và
trình bày như một lời cảnh báo lớn cho tất cả chúng ta. Qua những trang viết,
chúng ta thấy được đây đó chân dung của tác giả, là một nhà trí thức ở tuổi
trung niên, đã du học tại Anh Quốc và có dịp thăm viếng nhiều quốc gia trên thế
giới, và đang hành nghề chuyên môn (Bác sĩ Tâm lý lâm sàng) tại miền Nam Việt
Nam. Chính kinh nghiệm sống nhiều năm ở nước ngoài đã cho tác giả những hiểu biết
rộng rãi và những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá về cuộc sống và con người.
Và chính nhờ những năm làm việc ở quốc nội tác giả đã chứng kiến sự xuất hiện của
những hiện tượng lạ lùng kỳ quặc của xã hội Việt Nam. Cả hai đều là những vốn sống
quý báu giúp tác giả mạnh dạn cầm bút viết nên cuốn sách này.
Phương pháp của
tác giả là quan sát và cảm nhận các hiện tượng, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp
của mình trong cuộc sống, hoặc qua các thông tin của các phương tiện truyền
thông. Tiếp theo là phân loại, mô tả, mổ xẻ nguyên nhân và đưa ra các ví dụ cụ
thể để chứng minh. Đôi khi tác giả mang các hình ảnh tích cực từ các xã hội
lành mạnh trên thế giới mà mình đã sống qua so sánh với những tiêu cực trong đất
nước mình như là một cách tô đậm thêm sự quái gở ngày càng phát sinh dày đặc
trong xã hội Việt Nam.
Tác giả đã áp
dụng một phương pháp viết sát thực tế, “nói có sách mách có chứng” chứ không chỉ
bắt nguồn từ các nhận thức trừu tượng. Nhiều chương sách cho chúng ta cảm tưởng
như một phóng sự tâm lý xã hội. Nhiều chương như một nghiên cứu sâu về hiện tượng
thành hình tội ác. Có chương lại giống một tùy bút mô tả cung cách và tâm lý của
một “giai cấp mới” vừa nảy sinh. Chính nhờ lối xây dựng từng vấn đề, từng hiện
tượng và lối viết đa dạng của tác giả mà khi gấp sách lại, người đọc có cảm tưởng
như vừa được đối diện với một xã hội rộng lớn đầy sinh động, trong đó biết bao
lớp người đang diễn vai trò của họ. Bi có, hài có, quan có, dân có, “đại gia”
có, trộm cướp có... đủ mặt của một xã hội (định hướng xã hội chủ nghĩa), nhưng
tất cả đều ngọ nguậy diễn trò trong một môi trường độc hại, thê thảm, mà mỗi động
tác, mỗi ngôn từ của họ lại tô đậm sắc thái bi đát của một sự vong thân nếu so
với con người bình thường lương thiện trong một xã hội chân chính.
Nhưng dù đề cập
những hiện tượng đã rất hiển nhiên, tác giả cũng đã tiên liệu những phản ứng của
một bộ phận chỉ thích biện hộ và bao che cho những cái xấu của dân tộc mình, do
tình trạng thiếu hiểu biết hoặc tự ái không đúng chỗ của họ. Ông cũng khẳng định
một cách cương quyết và can đảm:
“Là người
hoàn toàn độc lập, tác giả không ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật, viết lại những
điều mắt thấy tai nghe, thể hiện đúng vai trò của một công dân chân chính, những
ý kiến và cảm nghĩ riêng tư khó có thể tránh khỏi mang ít nhiều dấu ấn cá nhân,
nhưng nó bao quát và xác đáng, tác giả sẽ cố gắng trình bày sự việc một cách vô
tư, trung thực và khách quan nhất.”
Với tinh thần
ấy, tác giả đã thực hiện và trao cho chúng ta tác phẩm này.
Trong những
năm gần đây, đọc các lời than phiền, cảnh báo của một số truyền thông trong nước
(lề trái và cả lề phải) về sự xuống cấp thê thảm của xã hội, tôi để ý nhiều cây
bút đã không ngần ngại nhắc lại xã hội miền Nam trước 1975 như một mẫu mực đáng
sống. Là một người lớn lên tại miền Nam, ngẫm lại tôi thấy nhận xét trên đây rất
chí lý. Dĩ nhiên xã hội nào mà không có mặt trái của nó, tôi xin thành thật nói
rằng xã hội miền Nam trước 1975 cũng không ra ngoài quy luật muôn đời tốt xấu lẫn
lộn ấy. Nhưng cái xấu của xã hội miền Nam, bây giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy là
“cái xấu trong vòng lễ giáo”! Có tham nhũng không? - Có chứ. Nhưng người công
chức họa hoằng có nhận tham nhũng thì chỉ trong một mức độ không phá vỡ đạo đức
của một nền công quyền nghiêm minh, trí tuệ và lương tâm. Có xã hội đen không?
- Đương nhiên là có, nhưng ở mức độ rất “nhân bản” tựa như trong cái đen ấy vẫn
tồn tại những quy luật đạo đức điều khiển hành vi của các tay giang hồ một cách
hoặc tiềm tàng hoặc có ý thức. Nghĩa là con người tại miền Nam trước kia không
hề bị băng hoại và xã hội miền Nam là một xã hội lành mạnh. Sau 1975, đồng bào
miền Nam vượt biên ra nước ngoài có thể hội nhập vào thế giới văn minh với đầy đủ
tư cách đạo đức và học thức của một dân tộc có trình độ ngang ngửa với thế giới.
Con người Việt Nam --hoặc thuộc bất cứ quốc gia nào-- chỉ bị xuống cấp, thậm
chí mất tính người, khi phải sống trong chế độ cộng sản, từ nhỏ đã bị sự dối
trá và bạo lực bao trùm và nhiễm sâu vào người.
Vì thế bây giờ
nghe nhắc đến xã hội miền Nam trước 1975, tôi có cảm tưởng như người ta đang nói
tới một thời Nghiêu Thuấn nào đó. Nhắc lại để thấy cái tương phản của xã hội Việt
Nam ngày hôm nay, đã sản sinh ra một lớp người đông đảo mà tác giả Lâm Nhược Trần
gọi là “Người Việt Nam Tồi Tệ”.
Little
Saigon, Nam California, 17 tháng Năm, 2016.
Phạm Phú Minh
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016
8275. Người việt nam hèn hạ
Posted by adminbasam on 14/05/2016
Người Việt
10-5-2016
Xin mời quí vị đọc một bài viết và rất can đảm của một phụ nữ trẻ hiện đang sinh sống tại Việt Nam (zoomzy@hotmail.com; K3HH@yahoogroups.com)
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Ðài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí,” ”Người Nhật Bản xấu xí,” rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Ðừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ… nhà trường. Tóm lại, đừng đổ thừa nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân.
Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Ðó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết… chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Ðà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Ðời chúng mày chỉ cần độc lập-tự do-hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
Bổ sung: Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1ý: “Vậy bạn có hèn không?” He he… Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là “các bạn,” tôi gọi là “chúng ta.” Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?
Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây! Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái “không biết/chưa biết” đến cái “biết” nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái “biết” của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Ðúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết “tự sướng,” không biết “thủ dâm tinh thần” thì quả thực là ngu còn hơn… cừu! He he…
Bổ sung tiếp: “….Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không? Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây….” (trích comment của khongnoibiet).
Tự Do Phải Tranh Ðấu Bằng Xương Máu Và Cả Tính Mạng
(Nguồn: a20xuanphuoc@googlegroups.com)
10-5-2016
Xin mời quí vị đọc một bài viết và rất can đảm của một phụ nữ trẻ hiện đang sinh sống tại Việt Nam (zoomzy@hotmail.com; K3HH@yahoogroups.com)
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Ðài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí,” ”Người Nhật Bản xấu xí,” rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Ðừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ… nhà trường. Tóm lại, đừng đổ thừa nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi.
Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân.
Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường… trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Ðơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân … gia đình nó- nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Ðừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động.”
Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,…
Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa?
Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức:Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh… ức hiếp bên dưới.
Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?!
Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân!
Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sài Gòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan.
Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?
Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng chúng…
Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Ðáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.
Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác! Vì chúng ta lương thiện.
Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.
Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.
Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật.
Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản.
Tôi đọc tin bọn chủ… lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng.
Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt.
Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp!… Còn rất nhiều tin.
Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó.
Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc.”
Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Ðó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết… chết. Không hơn không kém.
Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:
– Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.
– Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?
– Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi!
Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi.
Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc.
Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản.
Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
Nghe nói cụ Tản Ðà có câu:
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn!
Cho nên quân ấy mới làm quan.
Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại.
Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế?
Ngoài sự cấu kết quyền lực-quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa?
Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ, …Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?
Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống? Mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta?
Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không?
Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta – những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách – nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực – một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng.
Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Ðời chúng mày chỉ cần độc lập-tự do-hạnh phúc.
Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?
Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động.
Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à? Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?
Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Ðông,” “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn,”… để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Ðĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?
Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa.
Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.
Bổ sung: Sau khi bài này được upload, tôi nhận được khá nhiều comments và cả message. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1ý: “Vậy bạn có hèn không?” He he… Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là “các bạn,” tôi gọi là “chúng ta.” Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?
Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây! Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái “không biết/chưa biết” đến cái “biết” nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu. Và tôi hiểu, cái “biết” của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Ðúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết “tự sướng,” không biết “thủ dâm tinh thần” thì quả thực là ngu còn hơn… cừu! He he…
Bổ sung tiếp: “….Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không? Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây….” (trích comment của khongnoibiet).
Tự Do Phải Tranh Ðấu Bằng Xương Máu Và Cả Tính Mạng
(Nguồn: a20xuanphuoc@googlegroups.com)
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)