Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Nguyễn Hưng Quốc - Bỗng dưng họ hèn quá vậy? Thứ Hai, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Mấy ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội, người ta bàn luận rất nhiều về việc giàn khoan HĐ81 của Trung Quốc đang “tác nghiệp” tại khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trên các cơ quan ngôn luận chính thức của Việt Nam, ngược lại, chỉ có tờ PetroTomes lên tiếng. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao cũng chỉ lên tiếng một cách dè dặt và bâng quơ như thường lệ. Tại sao vậy? *** Trong lịch sử Việt Nam có nhiều nhà lãnh đạo hèn. Mạc Đăng Dung bị xem là hèn khi phủ phục cắt đất dâng cho nhà Minh. Các vua nhà hậu Lê bị xem là hèn khi để cho các chúa Trịnh uy hiếp từ đời này qua đời khác; trong đó người hèn nhất là Lê Chiêu Thống, chạy sang quỳ luỵ nhà Thanh để chống lại Tây Sơn, cuối cùng bị thảm bại, v.v… Tuy nhiên, cho đến gần đây, hầu như chưa ai cho các nhà lãnh đạo cộng sản là hèn cả. Mà thật, ngay cả những người chống cộng cực đoan và thô thiển nhất cũng không thể nói cộng sản là hèn. Có thể nói là họ cuồng tín, độc tài, độc ác, tham quyền cố vị, lạc hậu, hẹp hòi, nghi kỵ, giả dối, dốt nát về kinh tế, chà đạp lên dân chủ và nhân quyền, quá lệ thuộc về tư tưởng trước các đàn anh, từ Liên Xô (cũ) đến Trung Quốc. Nhưng khó nói được là họ hèn. Hơn nữa, trong một thời gian dài, nói họ là anh hùng cũng không quá đáng. Không anh hùng sao được khi, trước năm 1945, họ sẵn sàng hy sinh cuộc sống an toàn và êm ấm của họ và gia đình họ để tham gia vào các cuộc tranh đấu giành độc lập, bất chấp bao nhiêu nguy hiểm, kể cả chết chóc và tù đày? Không anh hùng sao được khi họ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp cực kỳ gian khổ để cuối cùng, năm 1954, trở thành thuộc địa đầu tiên đánh bại đế quốc Pháp? Tính chất anh hùng trong cuộc chiến tranh 1954-75 phức tạp và tế nhị hơn: trong khi không thể nói là họ anh hùng khi tìm cách bắn giết dân chúng ở miền Nam, chúng ta không thể không thừa nhận là họ anh hùng khi họ chịu đựng những trận mưa bom của Mỹ đổ xối xả xuống miền Bắc và theo đuổi cuộc chiến đấu đến cùng. Rồi trong cuộc chiến tranh với Pol Pot và nhất là cuộc chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1979: Phải nói là họ anh hùng. Tôi biết có thể sẽ có nhiều người phản đối những ý kiến tôi vừa nêu. Tuy nhiên, tôi cũng biết: Phản đối thì phản đối, nhưng họ cũng không thể nói là các nhà lãnh đạo cộng sản, trong các trường hợp trên, là hèn. Cho đến nay, trong các tài liệu tôi đọc được, chưa ai nói thế bao giờ. Chỉ nghe các trí thức sống dưới chế độ cộng sản tự nhận là mình hèn. Trước, người ta chỉ thừa nhận một cách tương đối…hèn: Lén lút. Sau, từ thời đổi mới, nhiều người tự nhận một cách công khai. Người thú nhận một cách thẳng thắn và cảm động nhất là Nguyễn Minh Châu trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” đăng trên báo Văn Nghệ ở Hà Nội ngày 5 tháng 12 năm 1987: “Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn.” Hèn để tồn tại. Cũng Nguyễn Minh Châu: “Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em:‘Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!’” Nhạc sĩ Tô Hải khái quát hoá toàn bộ con người và sự nghiệp của mình vào một chữ, chữ “hèn” khi đặt nhan đề cho cuốn hồiký của mình: Hồi ký của một thằng hèn. Phạm Xuân Nguyên, trong bài “Cái hèn của người cầm bút” đăng trên tạp chí Sông Hương tháng 5 năm 1988, cũng thừa nhận cái hèn như một hiện tượng phổ biến. Các trí thức và văn nghệ sĩ bị trị thì hèn. Còn những kẻ thống trị thì dĩ nhiên được miễn nhiễm loại vi khuẩn ấy. Họác hay ngu nhưng họ không hèn. Nhưng đó là chuyện ngày trước. Gần đây, cụ thể là từ một hai năm cuối cùng của thập niên 2010 thì khác. Đọc trên các trang mạng hay blog từ trong đến ngoài nước, chúng ta gặp nhan nhản những chữ “hèn”. Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, chính quyền vẫn cúi đầu và im lặng: Hèn. Trong khi khiếp nhược trước Trung Quốc, nhà cầm quyền lại mạnh tay đàn áp các thanh niên sinh viên yêu nước xuống đường phản đối chính sách bành trướng của Bắc Kinh: Hèn. Tàu hải quân của Trung Quốc giết và bắt ngư dân Việt Namđ ang đánh cá ngay trong lãnh hải Việt Nam mà nhà cầm quyền cũng không dám lên tiếng phản đối, thậm chí, không dám gọi là tàu Trung Quốc, chỉ gọi một cách bâng quơ là “tàu lạ”: Hèn. Nhà báo Ngô Nhân Dụng, trên nhật báo Người Việt ở California, sau khi so sánh với cách hành xử của các nước trong khu vực trong những trường hợp tương tự, đã đi đến kết luận: thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là "hèn yếu". Nhà báo Huy Đức, hiện sống trong nước, trên Osin blog của anh, bày tỏ quan điểm của mình ngay trên nhan đề bài viết “Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen”. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, sống tại Úc nhưng có nhiều quan hệ gần gũi với Việt Nam, nhận định thẳng thừng: “Chưa thấy trong lịch sử Việt Nam, có thời nào mà Việt Nam khiếp nhược như thế.” Từ ba vị thế khác nhau với những lập trường chính trị có khi khác hẳn nhau, cả Ngô Nhân Dụng, Huy Đức và Nguyễn Văn Tuấn đều có nhận định giống nhau về giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay: Hèn! Hình như chưa bao giờ trí thức Việt Nam, trong và ngoài nước, lại đồng ý với nhau như thế! Hình như mọi người đều đồng thanh: Giới lãnh đạo Việt Nam hèn! Riêng tôi, tôi không ngớt ngạc nhiên: Sao tự dưng họ lại đâm hèn đến vậy? at 12:56 CH Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Labels: Bình Luận , Nguyễn Hưng Quốc , Thời Sự , VOA

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Chuyện vui ( cái gì quí nhất ?)

   
         Có hai anh đảng viên- Đảng Bò Cạp - , ngồi nói chuyện tào lao.
     Anh thứ nhất nói :  '' Tao đố mầy trên đời nầy,cái gì là quí nhất'',
     anh thứ hai trả lời : ''  Là Tổ Quốc '',  anh thứ nhất nói : '' Sai rồi ''.

         Anh thứ hai tiếp tục trả lời :  ''- Nào là Tổ Tiên, gia đình,vợ-con,
      anh-em,bè-bạn v.v...''. Anh thứ nhất đều cho là sai hết.Cuối cùng,
      anh thứ hai chịu thua.

         Anh thứ nhất mới kết luận rằng : '' Đảng Bò Cạp của chúng ta
      là quí nhất - vì còn Đảng là còn mình - ,mà còn mình là còn dân
      chúng để chúng ta làm giàu. Nếu mất Đảng là mất tất cả ; kể cả
      mạng sống của đảng viên và tài sản mà bấy lâu nay chúng ta cướp
      giựt được.Người dân sẽ giết chúng ta .cho nên phải bảo vệ Đảng
      như bảo vệ chính mình. Có phải Vậy không hả ?.Mầy dốt như
      vậy mà làm đảng viên -Đảng Bò Cạp - sao được ! Tao đề nghị
      mầy ra khỏi đảng đi là vừa.Mầy đã bị thoái hoá biến chất rồi,
      bởi vì mầy không chịu nghe lời Đảng dạy :'' Còn Đảng ,thì còn
      mình '' đó sao ! 

                                                                                   Nguyễn Lộc

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Chuyện nhảm nhí ( Câu chuyện dưới địa ngục )

           Có một cậu học sinh miền nam , đã chết. Khi xuống địa ngục gặp Bác Hồ,
        cậu kể lể,tâm sự nhiều điều cho Bác nghe,nhưng có một điều làm cậu thắc
        mắc bấy lâu nay để trong bụng.Được dịp cậu muốn bày tỏ với Bác,cậu ngần ngại
        nhìn Bác giây lát rồi nói :'' Thưa Bác ,con gặp Bác ở đây con vui lắm,không
        ngờ Bác cũng xuống địa ngục như con.Con muốn hỏi Bác một điều,nhưng
        trước khi hỏi về chuyện của con;con mạn phép hỏi về chuyện của Bác trước,
       - Bác hãy thứ lỗi cho con, "sao Bác không lên Thiên Đàng mà lại xuống địa
        ngục vậy ? ''.Nghe cậu nhỏ hỏi,Bác Hồ cười xoà rồi nói : '' thiệt là con ngây
        thơ quá,thì đã là người , ai cũng có lầm lỡ mà ta thì lầm lỡ quá nhiều thì ta
        phải vào địa ngục.Khi xưa ta không nghe lời ông tổ Các Mác,ta áp dụng chính
        sách phát triển kinh tế theo đường lối kinh tế quốc doanh,không kinh qua giai
        đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa nên ta không được lên Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa.
        Ta rất hối hận,Bây giờ hầu hết các đảng viên của ta đều đã lên được Thiên Đàng
        Xã Hội Chủ Nghĩa rồi bởi vì họ áp dụng chính sách phát triển kinh tế thị trường,
        nhưng vẫn còn gắn theo cái đuôi- định hướng xã hội chủ nghĩa- thì ta cũng hài
        lòng lắm.Mỗi đảng viên Cộng sản đềú có nhà cao,cửa rộng,có hai,ba cô bồ nhí 
        để dành sơ cua.Ta cũng hảnh hiện với chủ nghĩa ngoại lai mà ta cố công mang về 
        gầy dựng.

           Riêng ta ở đây thì buồn lắm.Thỉnh thoảng ta cũng gặp lại Bác Tôn Đức Thắng,
        Bác Phạm Văn Đồng,Bác Tố Hữu,Bác Trường Chinh v.v... Tâm sự với nhau 
        Về những ngày tháng kháng chiến gian khổ đã qua,cũng nguôi ngoai phần nào
        lòng hiu quạnh."
          
           Cậu học trò nghe Bác Hồ kể lể cũng cảm thấy mũi lòng,nhưng trong đầu
        Chỉ hiểu lờ mơ: nào là Tư bản nào là Cộng sản,nhưng cậu cũng ra vẻ hiểu biết
        và thông cảm cho Bác mỗi khi bác than thở !

           Nãy giờ nghe Bác Hồ nói, cậu quên bẵng câu hỏi trong đầu mà cậu định
        khi gặp Bác cậu sẽ hỏi.Yên lặng giây lát.Cậu bình tâm trở lại với hiện tại.Cậu
        bèn hỏi Bác một vấn đề mà bấy lâu nay cậu còn ấm ức :  '' thưa Bác,những đứa
        trẻ miền nam như con,không có tội tình gì mà sao Nhà Nước xét lý lịch của
        chúng con là xấu vì có cha,mẹ hoặc người thân làm việc cho chế độ cũ nên
        bị cấm thi vào các trường Đại Học.Bác Hồ thở dài và nói : '' Cháu ạ,chuyện
        nầy thì dài dòng lắm,sau nầy con sẽ rõ.Con chỉ hiểu rằng,những mầm non mà
        đảng đào tạo chỉ làm công cụ cho đảng xây dựng Thiên Đường Xã Hội Chủ
        nghĩa mà thôi chứ  ngoài ra không làm gì khác hơn.Những từ ngữ - yêu Tổ Tiên,
        Ông,Bà,Tổ Quốc- không có tên trong tự điển Xã Hội Chủ Nghĩa .Tất cả con dân
        Việt Nam hướng về Chủ Nghĩa Cộng sản và Chủ Nghĩa Đại Đồng vô Tổ Quốc,xoá
        bỏ biên giới Quốc gia sau nầy.Nên cháu cũng đừng buồn về chuyện thi cử của cháu
        nữa.Đó chỉ là giai đoạn mà cac cháu miền nam phải chịu đựng.Không lâu nữa,
        khi đã hoàn tất công cuộc đổi mới,các cháu tha hồ mà học giỏi và Nhà Nước sẽ
        không xét lý lịch của các cháu nữa."

            Cậu học trò nóng lòng hỏi tiếp : '' Thưa Bác.Vậy chứ bao lâu nữa,những đưa trẻ
        miền nam như con mới được tự do thi cử mà không ưu tiên cho các- con ông cháu
        cha-.Bác Hồ trả lời : "Một trăm năm nữa ".Cậu học trò : '' Ồ ".Cậu ngơ ngát nhìn
        Bác hồ như dò xét Bác  nói chơi hay nói thật,nhưng không !.Cậu thầm nghĩ : bây giờ
        cậu đã hiểu mọi sự cho cuộc đời khốn nạn của cậu,chỉ vì cậu muốn học để có công
        việc phục vụ cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn;nên cậu đã chịu đựng đói khát và làm
        liều cướp giựt cho có miếng ăn,nhưng công an đã bắn chết cậu.Cậu đã gặp lại Bác
        Hồ,người đã khuyên bảo đàn con,cháu sống sao cho tốt đẹp,người đã cùng vào địa
        ngục với nó,đã làm quá nhiều tội lỗi cũng chỉ vì quá yêu Thiên Đường Cộng Sản.

                                                                                                                     Nguyễn Lộc 


                                                                                         

                                                                                                                    

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Chuyện vui ( Ăn cướp )

        Một thằng ăn cướp đuổi ông nhà giàu ra khỏi nhà và chiếm giữ
     ngôi nhà đó.
        Vài ba năm sau,thằng ăn cướp tình cờ gặp lại ông nhà giàu xưa
     kia đang nằm lê la nơi hè phố; thằng ăn cướp lên giọng đạo đức:
     '' thôi anh đừng buồn tủi nữa,hãy xoá bỏ quá khứ để hướng tới
     tương lai tốt đẹp ''.Anh nhà giàu xưa kia nói : '' cám ơn anh,nhờ
     anh mà hôm nay tôi mới biết những thằng ăn cướp hay mang bịnh
     đạo đức giả ".

                                                                                       Nguyễn Lộc
    

Chuyện vui ( Bò cạp )


           Một anh nhà quê hỏi một anh đảng viên Đảng bò cạp rằng : '' theo cảm giác của anh,vậy chớ cạp tiền và cạp quần...thì cái nào cạp sướng hơn  ! .Anh đảng viên mĩm cười trả lời : " cả hai ! ''.

                                                                                                                             Nguyễn Lộc

Từ chức sao thấy lạ ?

 

              Người bò cạp Việt Nam không có quyền từ chức,
              Vì từ chức là trái với lương tâm  đảng viên bò cạp.
              Cạp tới lai quần cũng vẫn cạp !

                                                                    Nguyễn Lộc

Người cộng sản Việt Nam tâm nguyện


      Kiếp sau xin chớ làm người,
      Làm thân heo nái muôn đời để ăn !

                                       Nguyễn Lộc

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Em đi vào nắng tháng tư


       Em đi gởi nắng bên thềm,
       Gửi thêm chiếc bóng gập ghềnh gió đưa.
       Em đi bỏ lại mộng mơ,
       Tơ vàng em thả lơ thơ qua mành;
       Mỗi chiều mây tím loang nhanh,
       Hai con mắt đượm sầu quanh hiên nhà.

                                               Nguyễn Lộc

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Kỷ niệm khó phai


           Rừng cờ xanh đỏ
           Bủa khắp đất lành
           Tiếng nói lanh chanh
           Nghe như ú ớ
         ''Giài phóng dân mình''

           Cuốn quít mái tranh
           Em thơ bối rối
           Đời như bảo nổi
           Xoá dấu ngày xanh

           Sầu như đám cỏ
           Buồn như tiếng thở
           Của nàng chim oanh
           Về nơi phố chợ
           Cuộc tình trôi nhanh

                          
                       Nguyễn Lộc

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Đời cướp giựt


          Oán hờn còn đây
          Nụ cười hỉ dạ
          Tiền hốt đầy tay
          Chẳng màng tai hoạ
          Hơn bảy mươi năm đời cướp giựt
          Đói rách nhiều người liều mạng xông pha
          Đội nắng mưa gian khổ có chi mà...
          Dân thương nhớ anh hùng thời cách mạng
          Cách mạng là gì nào ai có biết
          Chỉ biết tham và no ấm tức thời
          Nghe lời khuyên đám lường gạt gọi mời
          Đem thân xác lót đường cho đảng cộng
          Qua bao năm nơi rừng sâu nước độc
          Rước hận thù phá nát đất quê hương
          Bọn lừa đảo vẫn ý chí kiên cường
          Đem bạo lực thay cho lòng nhân đạo.


                                                Nguyễn Lộc