Nguyễn Hưng Quốc - Chủ nghĩa đầu hàng
Submitted by Trưởng Biên Tập on Sat, 01/05/2013 - 21:31
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “Cái nước mình nó thế”, tôi có dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. Đó không phải là chữ của tôi. Ở Trung Quốc, đặc biệt dưới thời Mao Trạch Đông, người ta rất hay dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. “Chủ nghĩa đầu hàng” trở thành chiếc mũ cối được dùng để chụp lên đầu nhau trong các cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng. Trong Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông phê phán truyện Thủy Hử là tuyên truyền cho “chủ nghĩa đầu hàng” và chủ nghĩa xét lại. Ở Việt Nam, trong bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được soạn thảo vào năm 1943, Trường Chinh, lúc ấy là Tổng Bí thư đảng Cộng sản, đã sử dụng chữ ấy khi tố cáo chính sách văn hóa của Pháp là nhằm “tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng và hẹp hòi (chauvinisme)”. Sau đó, đặc biệt sau năm 1954, ở miền Bắc, chữ “chủ nghĩa đầu hàng” cũng được một số nhà nghiên cứu sử dụng. Trong số đó, có hai nhà phê bình văn học nổi tiếng: Trần Thanh Mại, với bài “Thơ văn Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng” và Hoài Thanh khi đánh giá nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ở đây, xin nói một chút về nhận định của Hoài Thanh.
Trong Truyện Kiều, nhân vật được chú ý và gây tranh cãi nhiều nhất, ngoài Thúy Kiều, chắc chắn là Từ Hải. Người khen, khen hết lời. Khen tướng mạo: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Khen bản lĩnh: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”. Khen tài hoa: “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Khen tính cách: “Đội trời đạp đất ở đời”. Khen hành động: “Nghênh ngang một cõi biên thùy”. Nhưng người chê, cũng chê hết sức gay gắt. Chê dại gái: “Bốn bể anh hùng còn dại gái / Thập thành con đĩ mắc mưu quan.” Tương truyền vua Tự Đức, khi đọc đến câu “Chọc trời quấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” đã tức giận ném cuốn sách xuống đất và dọa nếu Nguyễn Du còn sống thì sẽ căng ra đánh ba chục roi vì tội bất kính đối với hoàng đế. Hoài Thanh kể: Hồ Chí Minh có lần nói với Tố Hữu: “Từ Hải là một thằng tồi, nó không chết đứng thì rồi cũng đến chết ngồi, mà đã chết vì đầu hàng thì chết đứng hay chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 4, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 856.)
Hoài Thanh rất mê Truyện Kiều, và ở Truyện Kiều, “đặc biệt thích nhân vật Từ Hải”. Tháng 5 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, ông viết bài ca ngợi Từ Hải: với nhân vật Từ Hải, văn thơ cổ điển của cha ông chứng tỏ “cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng”. Năm 1949, thời kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục ca ngợi Từ Hải: “Từ Hải chết không nhắm mắt, Từ Hải chết đứng… Từ Hải chết với lòng ngay thẳng của mình, vì sự hèn nhát của Hồ Tôn Hiến.” Năm 1959, sau hiệp định Geneve, ở miền Bắc, ông lại vẫn khen Từ Hải: “Từ Hải ngay thẳng cả với kẻ thù và đã chết vì sự ngay thẳng, vì thật dạ tin người.” Nhưng sau đó, dưới ảnh hưởng của đảng Cộng sản, đặc biệt của Hồ Chí Minh và Tố Hữu, ông thay đổi hẳn cách đánh giá của mình. Năm 1965, ông lại phê phán Từ Hải: “Từ Hải bị giết, vì dại dột tin người mà bị giết.”
Trong bài “Thêm một lý do để yêu Đảng”, sau khi tóm tắt các chi tiết kể trên, ông tự đánh giá:
“Như thế là từ chỗ nói Từ Hải ‘chết vì ngay thẳng, vì thật dạ tin người’ đến nói ‘vì dại dột tin người’, qua đúng hai mươi năm tham gia cách mạng tôi mới bắt đầu nhìn thấy cái chết này cần phê phán. Rõ ràng là quá chậm. Nhưng tôi vẫn chưa nhìn ra cái chính cần phê phán. Cái chính ấy, tạp chí Văn nghệ Giải phóng tháng 12 năm 1965 đã nói lên trong một bài viết về Truyện Kiều nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du: ‘Thế rồi Từ Hải chết vì phạm sai lầm của chủ nghĩa đầu hàng’.”
Rồi ông nói thêm:
“Trong điều kiện chiến đấu ác liệt ở miền Nam, các đồng chí đã nhanh chóng nhìn ra sự thật; đầu hàng là chết, và đã chết vì đầu hàng thì chết đứng, chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 2, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 1414.)
Viết như trên, Hoài Thanh chỉ có dụng ý ca ngợi đảng Cộng sản, kẻ đã làm ông “sáng mắt sáng lòng”. Nhưng cái giá phải trả cho những cái “sáng” ấy là ông phải hy sinh nhiều thứ: thứ nhất là văn học (vì những mục tiêu chính trị); thứ hai là tài năng (khi ông trở thành một kẻ nói leo). Đó là chưa kể chuyện hy sinh nhân cách; nói như Xuân Sách: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời / Nửa đời còn lại vị người bề trên.”
Nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói đến chuyện khác:
Tại sao trước 1975, giới lãnh đạo Cộng sản ghét chủ nghĩa đầu hàng đến như vậy mà bây giờ, từ lời nói đến hành động của họ, ở đâu cũng bàng bạc một thứ chủ nghĩa đầu hàng đến thảm hại như vậy?
Trung Quốc ức hiếp họ đến mấy, họ vẫn cứ nhịn. Trung Quốc chửi: họ nhịn. Trung Quốc đánh: họ nhịn. Tàu Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, họ cũng không dám gọi tên. Chỉ nói bâng quơ: “tàu lạ”. Tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí Việt Nam, họ cũng không dám lên tiếng; hơn nữa, còn biện hộ giùm cho Trung Quốc: vì Trung Quốc “vô tình”. Họ phân bua: Không phải họ hèn mà vì họ muốn tránh chiến tranh. Nhưng dưới mắt người dân, qua lời nói cũng như việc làm của họ, vừa đối với dân vừa đối với Trung Quốc, họ thực sự đã đầu hàng và muốn cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng trong quần chúng. Để đừng ai hô hào chống lại Trung Quốc cả.
Tôi gặp khá nhiều đảng viên thuộc thành phần trí thức, có người giữ một số chức vụ khá cao, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, ở miền Bắc. Mỗi lần nhắc đến các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và các phản ứng yếu ớt của Việt Nam, hầu như ai cũng đều nói một giọng giống nhau: “Mình là nước nhỏ và yếu mà. Làm gì được?” Người ta xem chuyện thua Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Và người ta chịu thua ngay từ đầu.
Bạn tôi có một người quen trước đây từng du học ở Úc. Học cũng chẳng đến đâu. Sau, về nước, không có một mảnh bằng nào cả. Nhưng nhờ bố làm lớn trong Trung ương đảng, anh ta nhảy lên làm giám đốc một công ty ở Hà Nội; sau đó, chuyển sang làm đại diện cho một đại công ty Việt Nam ở Bắc Kinh. Nói chuyện qua điện thoại với bạn tôi, anh ta khoe là suốt ngày đi chơi. Bạn tôi ngạc nhiên: “Mày là trưởng phòng đại diện mà sao rảnh rỗi quá vậy?” Anh ta đáp: “Thì em có biết gì đâu. Toàn bọn Tàu làm cho em cả!”. Bạn tôi lại hỏi: “Mày không sợ Tàu cướp nước mình hả?”. Anh ta cười giòn giã: “Thôi, anh ơi. Bận tâm gì đến chuyện đó. Cứ xem như mình đã mất nước rồi đi! Bọn Tàu bây giờ khác Tàu ngày xưa lắm. Ngay cả khi cướp nước mình, bọn nó cũng chả hành hạ gì dân mình đâu!” Rồi anh ta lại cười. Cười rất giòn giã.
Thoạt nghe chuyện ấy, tôi nghĩ đó chỉ là một chuyện cá biệt. Nhưng sau, nói chuyện với nhiều cán bộ từ Việt Nam sang, tôi mới biết đó là một thái độ hết sức phổ biến. Ngay trong bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, vào giữa tháng 12 vừa qua, cũng toát lên điều đó. Chỉ khác ở cách nói.
Tại sao có một sự thay đổi nhanh chóng và lạ lùng đến như vậy nhỉ?
Không thể không nghĩ đến chuyện Hoài Thanh kể trên. Ông đi từ sự ngưỡng mộ đến sự phê phán đối với Từ Hải, từ việc cho Từ Hải là anh hùng đến việc chê trách Từ Hải là kẻ theo chủ nghĩa đầu hàng, chỉ vì những ảnh hưởng của đảng, cụ thể là của Hồ Chí Minh, qua lời kể của Tố Hữu.
Còn bây giờ, sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa đầu hàng tại Việt Nam hiện nay là do đâu?
Hỏi cho vui vậy thôi.
Trong Truyện Kiều, nhân vật được chú ý và gây tranh cãi nhiều nhất, ngoài Thúy Kiều, chắc chắn là Từ Hải. Người khen, khen hết lời. Khen tướng mạo: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Khen bản lĩnh: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”. Khen tài hoa: “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Khen tính cách: “Đội trời đạp đất ở đời”. Khen hành động: “Nghênh ngang một cõi biên thùy”. Nhưng người chê, cũng chê hết sức gay gắt. Chê dại gái: “Bốn bể anh hùng còn dại gái / Thập thành con đĩ mắc mưu quan.” Tương truyền vua Tự Đức, khi đọc đến câu “Chọc trời quấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” đã tức giận ném cuốn sách xuống đất và dọa nếu Nguyễn Du còn sống thì sẽ căng ra đánh ba chục roi vì tội bất kính đối với hoàng đế. Hoài Thanh kể: Hồ Chí Minh có lần nói với Tố Hữu: “Từ Hải là một thằng tồi, nó không chết đứng thì rồi cũng đến chết ngồi, mà đã chết vì đầu hàng thì chết đứng hay chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 4, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 856.)
Hoài Thanh rất mê Truyện Kiều, và ở Truyện Kiều, “đặc biệt thích nhân vật Từ Hải”. Tháng 5 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, ông viết bài ca ngợi Từ Hải: với nhân vật Từ Hải, văn thơ cổ điển của cha ông chứng tỏ “cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng”. Năm 1949, thời kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục ca ngợi Từ Hải: “Từ Hải chết không nhắm mắt, Từ Hải chết đứng… Từ Hải chết với lòng ngay thẳng của mình, vì sự hèn nhát của Hồ Tôn Hiến.” Năm 1959, sau hiệp định Geneve, ở miền Bắc, ông lại vẫn khen Từ Hải: “Từ Hải ngay thẳng cả với kẻ thù và đã chết vì sự ngay thẳng, vì thật dạ tin người.” Nhưng sau đó, dưới ảnh hưởng của đảng Cộng sản, đặc biệt của Hồ Chí Minh và Tố Hữu, ông thay đổi hẳn cách đánh giá của mình. Năm 1965, ông lại phê phán Từ Hải: “Từ Hải bị giết, vì dại dột tin người mà bị giết.”
Trong bài “Thêm một lý do để yêu Đảng”, sau khi tóm tắt các chi tiết kể trên, ông tự đánh giá:
“Như thế là từ chỗ nói Từ Hải ‘chết vì ngay thẳng, vì thật dạ tin người’ đến nói ‘vì dại dột tin người’, qua đúng hai mươi năm tham gia cách mạng tôi mới bắt đầu nhìn thấy cái chết này cần phê phán. Rõ ràng là quá chậm. Nhưng tôi vẫn chưa nhìn ra cái chính cần phê phán. Cái chính ấy, tạp chí Văn nghệ Giải phóng tháng 12 năm 1965 đã nói lên trong một bài viết về Truyện Kiều nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du: ‘Thế rồi Từ Hải chết vì phạm sai lầm của chủ nghĩa đầu hàng’.”
Rồi ông nói thêm:
“Trong điều kiện chiến đấu ác liệt ở miền Nam, các đồng chí đã nhanh chóng nhìn ra sự thật; đầu hàng là chết, và đã chết vì đầu hàng thì chết đứng, chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 2, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 1414.)
Viết như trên, Hoài Thanh chỉ có dụng ý ca ngợi đảng Cộng sản, kẻ đã làm ông “sáng mắt sáng lòng”. Nhưng cái giá phải trả cho những cái “sáng” ấy là ông phải hy sinh nhiều thứ: thứ nhất là văn học (vì những mục tiêu chính trị); thứ hai là tài năng (khi ông trở thành một kẻ nói leo). Đó là chưa kể chuyện hy sinh nhân cách; nói như Xuân Sách: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời / Nửa đời còn lại vị người bề trên.”
Nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói đến chuyện khác:
Tại sao trước 1975, giới lãnh đạo Cộng sản ghét chủ nghĩa đầu hàng đến như vậy mà bây giờ, từ lời nói đến hành động của họ, ở đâu cũng bàng bạc một thứ chủ nghĩa đầu hàng đến thảm hại như vậy?
Trung Quốc ức hiếp họ đến mấy, họ vẫn cứ nhịn. Trung Quốc chửi: họ nhịn. Trung Quốc đánh: họ nhịn. Tàu Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, họ cũng không dám gọi tên. Chỉ nói bâng quơ: “tàu lạ”. Tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí Việt Nam, họ cũng không dám lên tiếng; hơn nữa, còn biện hộ giùm cho Trung Quốc: vì Trung Quốc “vô tình”. Họ phân bua: Không phải họ hèn mà vì họ muốn tránh chiến tranh. Nhưng dưới mắt người dân, qua lời nói cũng như việc làm của họ, vừa đối với dân vừa đối với Trung Quốc, họ thực sự đã đầu hàng và muốn cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng trong quần chúng. Để đừng ai hô hào chống lại Trung Quốc cả.
Tôi gặp khá nhiều đảng viên thuộc thành phần trí thức, có người giữ một số chức vụ khá cao, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, ở miền Bắc. Mỗi lần nhắc đến các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và các phản ứng yếu ớt của Việt Nam, hầu như ai cũng đều nói một giọng giống nhau: “Mình là nước nhỏ và yếu mà. Làm gì được?” Người ta xem chuyện thua Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Và người ta chịu thua ngay từ đầu.
Bạn tôi có một người quen trước đây từng du học ở Úc. Học cũng chẳng đến đâu. Sau, về nước, không có một mảnh bằng nào cả. Nhưng nhờ bố làm lớn trong Trung ương đảng, anh ta nhảy lên làm giám đốc một công ty ở Hà Nội; sau đó, chuyển sang làm đại diện cho một đại công ty Việt Nam ở Bắc Kinh. Nói chuyện qua điện thoại với bạn tôi, anh ta khoe là suốt ngày đi chơi. Bạn tôi ngạc nhiên: “Mày là trưởng phòng đại diện mà sao rảnh rỗi quá vậy?” Anh ta đáp: “Thì em có biết gì đâu. Toàn bọn Tàu làm cho em cả!”. Bạn tôi lại hỏi: “Mày không sợ Tàu cướp nước mình hả?”. Anh ta cười giòn giã: “Thôi, anh ơi. Bận tâm gì đến chuyện đó. Cứ xem như mình đã mất nước rồi đi! Bọn Tàu bây giờ khác Tàu ngày xưa lắm. Ngay cả khi cướp nước mình, bọn nó cũng chả hành hạ gì dân mình đâu!” Rồi anh ta lại cười. Cười rất giòn giã.
Thoạt nghe chuyện ấy, tôi nghĩ đó chỉ là một chuyện cá biệt. Nhưng sau, nói chuyện với nhiều cán bộ từ Việt Nam sang, tôi mới biết đó là một thái độ hết sức phổ biến. Ngay trong bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, vào giữa tháng 12 vừa qua, cũng toát lên điều đó. Chỉ khác ở cách nói.
Tại sao có một sự thay đổi nhanh chóng và lạ lùng đến như vậy nhỉ?
Không thể không nghĩ đến chuyện Hoài Thanh kể trên. Ông đi từ sự ngưỡng mộ đến sự phê phán đối với Từ Hải, từ việc cho Từ Hải là anh hùng đến việc chê trách Từ Hải là kẻ theo chủ nghĩa đầu hàng, chỉ vì những ảnh hưởng của đảng, cụ thể là của Hồ Chí Minh, qua lời kể của Tố Hữu.
Còn bây giờ, sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa đầu hàng tại Việt Nam hiện nay là do đâu?
Hỏi cho vui vậy thôi.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc/VOA