Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Mưa bão



            Mưa bão

Hoa lá đua nhau rụng tả tơi,
Gió lạnh từng cơn buốt thân người.
Hạt mưa nặng trĩu rơi ì ạch,
Ào ào trút nước ngập trùng khơi.

Đường xa người vội nhanh chân bước,
Xoành xoạch nước tung toé giữa dòng,
Rãnh nước đường hằn sâu lồi lõm;
Đất bùn còn bám vệt lông bông.

Ánh sáng chớp loè muôn tia lửa,
Dệt thành mạng lưới phủ vân vân.
Ầm ầm sét đánh như bom nổ,
Cây ngã ngang đường vắt song song.

Việt cộng ác tâm động thánh thần,
Bao năm xương máu nợ nhân dân.
Thiên lôi ông hỡi ! sao không xuống,
Đập nát tan tành lũ vong ân .

                                    Nguyễn Lộc

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Bến mộng

  

               Bến mộng

Hãy trả tôi về cuộc sống quê,
Bên hàng dừa toả mát chân đê.
Cánh diều thấp thoáng trời cao vút,
Tiếng sáo vi vu nắng hạ về.
Mái tóc pha sương hồn lãng tử,
Chân trời mộng mị ánh trăng thề.
Quê hương đã mất tình bôi xoá,
Thuyền lướt hững hờ đổ bến mê.

                                Nguyễn Lộc

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Bóng dáng tuổi thơ



   Bóng dáng tuổi thơ

Bầu trời xanh xanh ngát,
Tiếng sáo diều vi vu.
Êm êm những lời ru,
Câu ca dao êm ái.

Sân rộng trước hiên nhà,
Những cánh bướm là đà.
Bầy chim bay về tổ,
Ríu rít những lời ca;
Đàn trẻ vui chan hoà.

Nắng vàng vương mái lá,
Khói lam chiều mộng mơ,
Dặm đường xa thương nhớ
Quê hương của tuổi thơ.

Ai có về thôn xưa!
Trâu đen còn nhơi cỏ ?
Lũ chuồn chuồn nho nhỏ
Bay vòng vèo bên ao?


Mẹ già đượm môi cười,
Chiến tranh đã xa  rồi
Tóc xanh nay rám bạc
Nhìn đàn con ngơ ngát
Quên tháng ngày đã qua.

Ai có còn tuổi thơ,
Xin một đời ghi nhớ́,
Dấu cội nguồn thuở xưa.
             
                            Nguyễn Lộc

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Tàu ông đắc lợi



               Tàu ông đắc lợi

Ta về chỉ thấy gió đông,
Lạnh lùng thổi buốt trong lòng xót xa.
Tả tơi năm tháng đã qua,
Người xưa cảnh cũ còn ta với mình.

Thời đạo đức tâm lành đã dứt,
Gương làm người đã mất nơi nao,
Thương sao ! nòi giống dạt dào,
Ai làm dân Việt đớn đau kiếp người.
Làm thân thú vật đùa vui,
Nghĩa nhân lễ tín xa rời thế gian.
Sống đời chỉ biết bạc vàng,
Xây nhà trên cát giàu sang nhất thời.
(Nổi đau quá khứ) dần vơi,
Kéo theo ý chí rụng rời đấu tranh.

Giặc Tàu cộng gian manh xảo quyệt,
Dùng lợi danh tiêu diệt trí khôn;
Dần dần văn hoá yếu mòn,
Dân quên nguồn cội chỉ còn giết nhau.
Tàu ông đắc lợi đón chào,
Hai tay dâng Nước của loài Việt gian .

                                      Nguyễn Lộc

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Tình hữu nghị của Trung cộng với 16 chữ vàng

                

                      Tình hữu nghị của Trung cộng với 16 chữ vàng 
                                              
                

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Sinh- Tử đi và về



           Sinh- tử đi và về

Một hạt cát chứa muôn tinh tú,
Xoay xoay dần vũ trụ thênh thang.
Tâm không tự tại thế gian,
Hoá thành vật thể miên man cõi đời.
Sinh ra nào có ai mời,
Chết đi nào biết sẽ dời về đâu.
Hay là vật rã đất nâu,
Tâm còn sợ hãi đêm sâu lạnh lùng.
Tiền chắt bóp gấm nhung châu báu,
Lìa xa đời cho cháu cho con;
Là đem tích góp phước bòn,
Kiếp sau còn đó an toàn mất chi.
Nghĩ lắm lúc đời như mộng mị,
Chết hết rồi suy nghĩ mất công;
Hiện tại còn biết chưa xong,
Huống chi sự chết sầu không ích gì.
Vậy thì ta cứ vui đi,
Thoả lòng tham đắm nhâm nhi cuộc đời.
Đến tuổi già da mồi tóc bạc,
Mắt trông mờ ảo ảo ai đây !
Vì sao thân lại thế nầy,
Ngủ không an giấc vò giày xác khô.
Nằm một chỗ cháu con chẳng thấy,
Thân một mình lẩy bẩy kêu đau;
Mới hay tiền bạc sang giàu,
Đến khi bịnh hoạn tiền nào giúp ta.
Khi đến lúc thân nầy sắp rã,
Tiễn đưa nhau từ giã cõi đời,
Ra đi một mình đơn côi,
Cũng như lúc mới chào đời mình ta.

                                   Nguyễn Lộc

Dịch vụ buôn người



           Dịch vụ buôn người

Thơ tình chi nữa chàng ơi !
Già khù cú đế còn mơ tưởng người.
Ăn rồi rửng mỡ dở hơi,
Hãy về Xứ Việt ăn chơi vui vầy,
Gái trinh nhiều cấp đủ đầy;
Dịch vụ môi giới Đảng xây khắp miền.
Việt kiều Việt cộng giao duyên,
Làm cầu kết nối con thuyền viễn du.
Rước về em gái nhu nhu,
Nàng Tiên áo mỏng vù vù nhanh nhanh;
Anh già không sức tung hoành,
Có tiền mới được em dành cho anh.
Cùng chung đời sống thanh bình,
Xứ ngoài tạo dựng quang vinh phước trời.
Cảm ơn Cộng sản đời đời,
Đảng khôn được của,người đời được tiên.
Nhà giàu có chỗ xài tiền,
Đầu tư gái điếm Chính quyền thơm lây .

                                           Nguyễn Lộc

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Nhớ Anh



                             Nhớ Anh...

Anh ơi có nhớ thuở xưa,
Những con phố nhỏ nắng trưa Sài Gòn;
Vi vu gió lộng từng cơn,
Lá vàng lướt nhẹ bướm vờn cánh bay.
Hàng cây xanh rợp bóng dài,
Lặng nghe tiếng hát u hoài năm nao.
Bên hiên lệ thắm má đào,
Chập chờn vội vã lời chào anh đi;
Làm trai chí khí nam nhi,
Xã thân vì Nước khắc ghi trong lòng.
Anh đi gìn giữ núi sông,
Đuổi quân cộng sản người dân mong chờ.
 ....................................
Trở về người phủ mầu cờ,
Phố phường hiu quạnh gió đưa hồn người.
Khói nhang nghi ngút tận trời,
Quê hương còn nhớ những lời thề xưa .

                                           Nguyễn Lộc
Bài viết mới nhất
Bảo Giang: Đường Một Chiều
Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Hai 25, 2012
Bảo Giang
"Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó". Boris Yelsin.
Cuộc nổ súng, bắn thẳng vào những tên côn đồ ác ôn, ẩn nấp dưới danh nghĩa công quyền, công an, rồi quân đội nhân dân ở đầm tôm Tiên Lãng, Hải Phòng, do anh em Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy thực hiện vào ngày 05-01-2012 không phải chỉ để lại những dấu ấn. Trái lại, sẽ được coi là mốc điểm, hoặc đi vào lịch sử của một cuộc tranh đấu từ nhân dân chống bạo quyền, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền sống, bảo vệ quyền làm người bằng những chứng từ, chứng tích đậm nét, không thể nào phai nhòa với thời gian và không gian. Bởi vì, nó đã:
1. Phá bỏ sự sợ hãi.
2. Cứu chính mình và đồng loại.
3. Mở ra một hướng đi tích cực cho xã hội.
1. Phá bỏ sự sợ hãi.
Có một sự kiện nghịch lý, nếu như không muốn nói là vô lý là: Một khối lượng lớn dân số, có sức mạnh được ví như rồng, như bể với hơn 80 triệu con người, chiếm tỷ lệ trên 90% dân số, với đầy đủ những khối óc linh mẫn, năng lực dồi dào, ý chí mạnh mẽ, góp mặt ở trong tất cả mọi hệ thống sinh hoạt trong xã hội, hiện diện trên khắp mọi phần đất của đất nước, cộng chung với một khối lượng có hơn 3 triệu người ở hải ngoại, có đầy đủ mọi phương tiện vật chất, tinh thần, nhưng đã không được coi là trọng, là có khả năng "tạo nên lịch sử". Trái lại, bị xem là thứ đồ chơi, hay run rẩy chờ chết?
Thật vậy, nếu đem tổng hợp lại, sức mạnh ấy không phải chỉ được ví như rồng giữa bể khơi, như hổ báo trong chốn sơn lâm, nhưng còn là khả năng dời núi lấp sông. Đó chính là sức mạnh mà chính cha ông chúng ta đã từng làm trong suốt chiều dài của lịch sử hơn bốn ngàn năm qua. Bỗng nhiên, từ một ngày có tai họa, chẳng ai bảo ai, cả một khối lượng lớn lao ấy, tự biến mình thành những sinh vật không còn lấy một chút sinh lực. Đứng co người, ngồi run rẩy trước họ nhà chuột (đồng chí), bao gồm đủ các loại chuột đồng, chuột cống, chuột hôi, chuột nhắt, chuột chũi… mà dân số của nó không qúa 4 triệu, vảo khoảng từ 5 đến 7 % dân số. Tệ hơn thế, giòng họ này còn qùy gối khom lưng tôn thờ kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, rồi buộc tất cả khối người đông đảo kia phải tùng phục theo cái lý lẽ đần độn ấy! Tại sao lại có chuyện nghịch lý như thế?
Nếu xét vế số phận của từng loài, lũ chuột kia chỉ cần nghe thấy tiếng kêu meo meo của một con mèo con thì nó đã không còn là bản sắc của chính con chuột. Nghĩa là, chúng sẽ tự co rúm ngưòi lại và chờ chết trước những cái vờn vẽ của một con mèo con, cần chi đến móng vuốt của con mèo mẹ! Ấy thế, mà nay là chuyện ngược đời. Từ 3-2-1930 đến nay, Rồng tự giam mình vào trong bể… cạn. Hổ, báo… thì đi tìm cũi sắt, nên chỉ nhác thấy bóng của con chuột nhắt là mất cả thần hồn lẫn thần tính! Nếu xét về thời gian thì trước kia (1989) còn có một chút lý lẽ để biện hộ. Nhưng từ sau ngày khối cộng ở Liên sô, Đông Âu đã sụp đổ, những con rồng, con hổ kia đã không thể cùng vươn vai đứng đậy. Trái lại, vẫn nằm run rẩy, chờ sung rụng. Tệ hơn, có khi còn phải qùy, bái, van lạy lũ chuột kia nữa mới là cái chuyện nghịch đời đáng nói. Tại sao lại như thế nhỉ?
a. Sợ vì di truyền chăng?
Sợ cái bạo tàn, sợ cộng sản thì ai mà không sợ. Bởi vì từ cha truyền lại cho con nghe cái dã man, vô đạo của Hồ Chí Minh và CS qua những cuộc giết người dân Việt trong suốt chiều dài 80 năm kể từ khi chúng hiện diện trên mảnh đất Việt Nam đến nay. Nên có ai lại không nghe đến những chuyện Việt Minh đêm đêm đến gõ cửa từng nhà, dẫn gia chủ ra đi và hôm sau người dân bắt gặp cái đầu của nạn nhân "đứng" ở các ngã ba đường làng, cùng với tấm bảng và nét chữ gây tội ác của Hồ Chí Minh còn để lại. Trong số những ngưòi bị thủ tiêu này có những Khái Hưng, Phạm Qùynh, Ngô đình Khôi… Đức Hùynh phú Sổ, cha chính Vinh… và nhiều đạo hữu của ông cũng như hàng trăm ngàn người dân Việt Nam khác. Rồi có ai lại không nghe biết đến những cuộc hành quyết tàn bạo của Hồ Chí Minh, Trường Chinh trong thời đấu tố 1954-56, đối với nông dân Việt Nam, một thành phần dân tộc chân chính đã từng nuôi sống chúng trong thời chiến tranh, hay trong lúc chúng còn nằm trong bờ lau, trong bụi cỏ vào những năm từ 1930-1954.
Rồi đến chuyện chúng phá làng, đốt xóm thôn, phá đường, gài mìn giết hại đồng bào trên những tuyến đường di chuyển ở trong nam. Có ai lại không nghe đến chuyện Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết chết hơn một trăm em học sinh tiểu học. Và có ai lại không nghe biết đến chuyện những hung thần mang tên Xuân, Tường, Phan… theo lệnh của Hồ Chí Minh đã giết hại hơn ba ngàn đồng bào ta tại Huế vào tết Mậu Thân…
Hỏi có ai không nghe biết đến chuyện các sỹ quan và công chức Việt Nam sau cuộc chiến bị cộng sản giết hại trong các trại tập trung, trong những cuộc đào thoát khỏi thiên đàng cộng sản. Và có ai không nghe biết đến những chuyện đồng bào bỏ nhà cửa, bỏ tài sản lại sau lưng mà trốn chạy bạo tàn từ Quảng Trị, Huế, Pleiku, Kon Tum, Ban Mê Thuột, Đà Nẵng… đã trở thành những mốc điểm trực xạ cho cs VN tập bắn bằng súng tay, đại pháo của Nga, Tàu… Hỏi xem có bao nhiêu ngưòi đã gục xuống vì cái độc ác của chúng?
Nếu chúng ta và con cái chúng ta sợ hãi cs từ những sự kiện ấy là chuyện thường tình. Nếu có ai bảo là không sợ Việt cộng thì kẻ ấy là ngưòi nói dối, ngay cả các đoàn đảng viên cs cũng không có ngoại lệ! Người còn ở trong nước không nói làm chi, kẻ ở hải ngoại là bất thường! Bất thường là vì đã ở ngoài sông, ngoài biển, còn tình nguyện, xin được lao vào cái rọ sợ hãi cho có bạn! Thế là ta tự nuôi sống chúng để được tiếp tục sợ hãi. Bởi lẽ, nếu không có hàng tỷ, tỷ đô la từ hải ngoại, là máu, là mồ hôi nước mắt của những ngưòi vì sợ hãi cộng sản đã bỏ nước ra đi, gởi về Việt Nam thì cs VN đã chết từ lâu rồi, làm gì còn hung hăng đến hôm nay? Thế là ta tự giết ta. Ta giúp ta sợ hãi. Ta tự cắt lòng ta cho chảy máu! Còn kêu, trách ai kia sợ hãi làm sao được?
b. Sợ vì bị nhồi sọ.
Rồi hơn 50 năm qua ở miền bắc, và gần 40 năm ở miền nam kể từ ngày 30-4-1975 đến nay, tất cả mọi trẻ thơ của Việt Nam đã được giáo dục bằng một nền văn hóa thiếu văn hóa, vô đạo đức và đầy phi nhân tính của cộng sản. Khi mới tập nói thì tiếng đầu đời "gọi sit ta lin" thay vì gọi cha gọi mẹ. Khi vào truờng chưa biết ất giáp gì đã được học những bài học đáng ghê tởm: Nào là nhờ có đảng dân ta mới có được Độc Lập, Tự Do. Nhờ ơn bác dân ta mới có cơm ăn áo mặc và các em mới được đi học, thành người. Rồi nhờ có đảng, ngọn đuốc của thế kỷ soi đường, dẫn dắt mà ta đi một mạch "hết thắng lợi này đến thắng lợi khác" giết địch như chẻ tre. Hai đế quốc đầu xỏ, con sen đầm của thế giới là bọn thực dân Pháp và Mỹ ngụy phải chắp tay xin hàng. Và nhờ tài lãnh đạo của bác, của đảng mà ta có bạn bè khắp năm châu bốn bể. Hơn thế, họ còn coi ta như ngọn đuốc soi đường để vùng lên giành độc lập. Như thế, đời đời các em phải nhớ ơn bác, nhớ ơn đảng. Vì không có đảng, không có bác là không có ta, không cả chữ cho ta học! Không có cơm ăn, không có áo mặc. Nên khi lớn lên, ta phải noi gương bác, học tập theo bác. Trai thì làm anh hùng Lê Văn Tám. Gái thì như Võ Thị Sáu ngoan cường! Nghe thật là kinh hãi, toát mồ hôi.
Từ đó, trẻ thơ khi vào nhà trường, không được học những bài học luân lý, nhân bản, để nhận thức được cái bất nhân bất nghĩa của Hồ Chí Minh trong vụ việc giết Nông Thị Xuân, bà Nguyễn Thị Năm và hàng trăm ngàn đồng bào khác trong mủa đấu tố. Không được học về lịch sử và địa lý của đất nước mình để biết bờ cõi Việt Nam là từ đâu, ở đâu. Cũng chẳng biết được cái tinh thần bất khuất của cha ông ta từ những thời Lý, Lê,Trần đến những bà Trưng bà Triệu ra sao. Nhưng được nhồi sọ đầy đủ về cái tình "răng hở môi lạnh" với cái bảng 16 chữ vàng mã mà Tàu cộng đã ban cho những thành phần nô lệ cho chúng.
Rồi thêm vào những bài học ấy là lớp cán cộng được cài cắm vào học đường để rình rập và gieo vào lòng tuổi thơ sự sợ hãi bằng đủ mọi phương cách, trong đó có cả việc tạo ra phân biệt vì lý do Tôn Giáo. Rồi buộc tuổi thơ đi vào trong lề thói giáo dục đầy gian dối, phản nhân tính. Nếu khi chợt biết mình sai qua tiếng nói của gia đình, của tôn giáo thì lại lấy gian dối mà che đậy. Đây chính là một tai họa lớn cho xã hội. Bởi vì, sự gian dối không làm cho con người trưởng thành. Trái lại càng lúc càng chìm sâu vào trong sợ hãi. Nhưng còn tệ hại hơn cả sự sợ hãi ấy là: lớp trẻ ấy sau 20 năm 30 năm hoặc 50 năm, nay đã là những thành phần nòng cốt của xã hội và nó có thể chiếm tới 60% dân số! Một con số qúa lớn đã không thoát vòng sợ hãi.
c. Sợ vì chia rẽ.
Từ bước dùng bạo lực, cộng sản đã thành công tạo ra sự sợ hãi cho con người. Chúng dồn con người vào sự cô đơn hay là tự chia rẽ. Cộng sản đã tạo ra sự chia rẽ ngay từ cách sống, cách suy nghĩ trong từng gia đình, rồi bước vào học đường và vào trong sinh hoạt của các tổ chức trong xã hội. Trăm người muôn ý, không thể hiệp nhất và tin nhau được lấy một vài điều gì. Vì bị đẩy vào môi trường gian dối và lừa đảo của cộng sản, có một thực tế là, cá nhân này chẳng dám tin cá nhân kia, dù cả hai cùng rất thành tâm trong khát vọng tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ của đất nước. Rồi tổ chức này không tin tổ chức khác. Ấy là chưa nói đến việc đề phòng nhau, hoặc gỉa "lên gối" nhau. Kêt qủa, có khi chả có tên ma bùn cs nào được gài vào tổ chức, nhất là những tổ chức ở hải ngoại, nhưng người ta cứ vẫn nghi kỵ lẫn nhau và không tin nhau. Đau đớn thay, ngay trong sinh hoạt của tôn giáo cũng đã có những dấu hiệu của nghi kỵ. Như thế là ta giúp nhau để cùng sợ Việt cộng, thay vì giúp nhau phá bỏ sự sợ hãi. Bời vì, càng không tin nhau thì sự đề phòng về nhau càng lớn và càng tạo ra sự sợ hãi cho nhau.
Nhưng ngày 05-01-2012, hai anh em Đoàn Văn Qúy, Đoàn Văn Vươn đã phá tan sự sợ hãi và đồng lòng nổ súng vào những gian dối, cường quyền. Họ đã can đảm đứng dậy phá vỡ sự sợ hãi và gian dối đã bao phủ họ từ lúc được sinh ra. Họ không còn tin những bài học có đảng mới có ta. Có bác, dân ta mới có ăn, có mặc! Họ đã vưon lên trên đỉnh cao của cuộc sống là lấy niềm tin và nhân bản để phá vỡ sự sợ hãi, để bảo vệ chính quyền sống và quyền làm ngừời của mình. Kết qủa, họ không mất và xã hội cũng sẽ được hưởng lây lòng can trường của họ. Chúng ta thì sao? Liệu có dám phá vỡ sự sợ hãi cộng sản từ trong suy nghĩ và hành động của mình hay không? Nếu đã, ngày tàn của cộng sản chỉ là trong sớm tối. Nếu không, cứ tiếp tục giúp nhau sống trong sợ hãi và làm nô lệ cho chúng.
2. Cứu chính mình và đồng loại.
Nếu Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy không nổ súng vào đám cường quyền gian dối giả danh nghĩa công quyền, công an, bộ đội nhân dân kia, tương lai của họ ra sao? Tôi cho rằng mọi ngưòi đã có sẵn câu trả lời chính xác là: Cả cái khu đầm tôm là mồ hôi, nước mắt và công sức của gia đình họ tạo ra trong hơn mười năm qua sẽ là một món qùa biếu qúa hời chui vào túi những kẻ cường quyền gian trá tại địa phương. Phần bản thân họ, bị tước đoạt hết phần tài sản và còn có cơ may đeo vào cổ cái bảng dân oan và kéo lê tấm thân đi hết nơi này đến nơi khác mà kêu oan như hàng chục ngàn gia đình nạn nhân khác đã làm. Và cái kết qủa sẽ chẳng bao giờ được giải oan. Và phần tài sản kia sẽ chẳng trở về với Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy.
Nhưng nay, Đoàn Văn Vươn đã nổ súng. Trước mắt, nó tạo nên một tiếng vang qúa lớn, lớn đến độ chính những cán bộ cs không ngờ tới. Theo đó, việc chiếm đoạt đầm tôm Tiên Lãng để chia nhau thật không dễ dàng gì. Nói cách khác, anh có thể bị quy án, bỏ tù vì đã nổ súng làm bị thương 6 người vì tội phá miếng ăn của chúng. Nhưng sẽ không thể là những bản án một chiều, viết sẵn và cán bộ cs cũng không thể nuốt trôi tài sàn của gia đình anh. Nghĩa là anh bị đi tù thì kẻ khác cũng bỏ ăn! Như thế, việc nổ súng ấy không phải chỉ cứu chính anh và gia đình anh, nhưng còn cứu giúp đồng loại vì đã diệt trừ bớt sâu bọ. Hơn thế, nó có khả năng tạo ra tiền lệ lớn cho nhân dân noi theo mà bảo vệ lấy quyền sống và quyền tư hữu của mình. Một khi những người bị cưỡng chế cũng có thái độ mạnh dạn như anh, cái nhà nước Việt cộng khó mà đứng vững.
3. Mở ra một con đường.
Người ta thường nói: Tự Do, Nhân Quyền, không tự nhiên mà có. Nó có được là do đấu tranh. Cũng thế, tải sản vật chất của con ngưòi không tự nhiên mà có, nhưng có là do sự cần cù trong lao động và trí tuệ của người tạo ra.
Nói thì như thế, nhưng xem ra cái lý lẽ này không phù hợp với suy nghĩ và giác quan của cán bộ cs. Bởi vì, thật khó để chứng minh, cho thấy có một thứ tài sản nào của những cán bộ cs đang sở hữu mà lại do mồ hôi và công sức của họ tạo ra. Có chăng là do những thủ thuật chiếm đoạt, từ tham nhũng, hối mại quyền thế hoặc là từ những mỹ từ "quy hoạch" "cưỡng chế", "giải phóng mặt bằng" trong đó bao gồm toàn bộ là tài sản lâu đời của ngưòi dân hay của của đất nước chui vào tay họ mà thôi. Nói trắng ra rằng, chẳng có mấy nguời tin từ gia phả của Lê Khả Phiêu, lại có được cái trống đồng Ngọc Lũ truyền đời để làm của riêng ở trong nhà. (nếu có thì xin cho xem chứng minh nguồn gốc). Chóp bu đã là trộm cưóp của công như thế thì địa phương có bài toán nào khác hay không? Theo đó, chuyện ở đầm tôm với tiếng súng của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy chỉ là một bước không may cho những kẻ cường quyền gian trá tại địa phương mà thôi.
Bảo là chuyện không may cho cán bộ cs địa phương Tiên Lãng, Hải Phòng là vì: Cuộc chiến đấu can trường của quân dân Việt Nam để bảo vệ nền Độc Lập của tổ quốc và cuộc sống Tự Do, Dân Chủ của đồng bào trong hai mươi năm 1954-1975, sau muôn ngàn trắc trở, thiếu thốn, kể cả phản bội đã sụp đổ vào ngày 30-4-1975. Cuộc sụp đổ này đã đẩy toàn thể dân tộc Việt Nam, ở cả hai miền Bắc Nam, vào cuộc sống đầy bất hạnh dưới gọng kìm cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng là cái may qúa lớn cho hàng ngũ cán bộ cs.
Từ đó, ngưòi Việt Nam không phải chỉ gánh chịu một cuộc sống cơ cực về phần vật chất như những kẻ nô lệ cho chủ nghĩa bạo tàn gian dối, nhưng còn bị áp bức đày doạ trong đời sống của tinh thần nữa. Mặt xã hội, Việt cộng đã tàn phá và hủy diệt hầu như toàn bộ nền văn hóa nhân bản cổ truyền của Việt Nam qua các vụ phá đình, chùa, đập bỏ miếu thờ. Phá nhà thờ, chiếm hữu những nơi thờ phượng của đồng bào, của dân gian làm của riêng. Rồi hủy diệt nền văn hóa Nhân Lễ Nghĩa Tín Trung của dân tộc bằng những cuộc tàn sát tình người, giết chết tình đồng bào, nghĩa xóm thôn, tình họ hàng, thân tộc, tôn giáo trong những cuộc đấu tố… Chính cuộc tàn phá nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt mới là nỗi đau đớn, là thảm họa lâu dài cho đất nước.
Khi đứng trước tai họa qúa lớn của dân tộc, người Việt Nam vốn can trường, bất khuất trước những nghịch cảnh của quê hương bỗng trở nên như bầy chiên ngoan hiền trước những nanh vuốt của loài sói lang đang rình rập chung quanh mình. Họ tự mặc cho mình một thái độ thụ động, hơn là bạc nhược, để chịu đựng. Mong chờ sung rụng hơn là một cuộc trở mình. Họ ngồi chờ bằng trăm nghìn những than thở, lý lẽ khác nhau. Trong đó có cả việc tự đánh lừa mình bằng cái ý nghĩ: Chờ chúng tự giết nhau, còn ta không thể! Sự việc này đã tạo nên một nỗi cô đơn ghê gớm cho những người bước vào trường đấu tranh với bạo tàn. Mặc, họ cứ vẫn sợ, vẫn nuôi và giúp chính mình tiếp tục sợ hãi cộng sản.
Việc ngồi chờ sung rụng khéo mà sai. Lý lẽ cho rằng chúng ta không thể khéo mà chỉ để dối mình. Bởi vì, ngày 05-01-2012, phát súng bảo vệ quyền sống, bảo vệ Công Lý của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy đã vang dội từ Tiên Lãng, Hải Phòng. Tuy chưa thể tiêu diệt được họ nhà chuột, nhưng chúng đã run sợ và co cụm lại và đang cắn xé, tiêu diệt nhau. Điều ấy cho thấy rằng, cộng sản không phải là một cái thế lực đáng sợ và không thể bị phá vỡ như chúng ta từng ru ngủ và lừa nhau.
Nói cách khác, cuộc nổ súng nhắm vào bọn cường quyền gian dối, đạo tặc tại Tiên Lãng, Hải Phòng của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Qúy đã đường hoàng mở ra một hướng đi cho người dân Việt Nam thấy là: Nếu chúng ta, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, kể cả anh em trong quân đội và công an nhân dân, dám phá bỏ sợ hãi, dám hiên ngang cứu chính mình và gia đình mình, trong những điều kiện sẵn có như anh Vươn, anh Qúy, thì sau đêm dài tăm tối này, sáng mai khi nắng lên, tập đoàn cs gian dối đã có chung một nấm mồ. Sự gian trá, bạo tàn, vô đạo của nó sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn trở lại trên quê hương Việt Nam. Và đất nước ta sẽ bước sang một trang sử mới. Trang sử của Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, và Công Lý. Ở đó, những quyền căn bản của người dân được luật pháp công bố và bảo vệ.
Bảo Giang
2-2012