Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Chuyện nhảm nhí ( Câu chuyện dưới địa ngục )

           Có một cậu học sinh miền nam , đã chết. Khi xuống địa ngục gặp Bác Hồ,
        cậu kể lể,tâm sự nhiều điều cho Bác nghe,nhưng có một điều làm cậu thắc
        mắc bấy lâu nay để trong bụng.Được dịp cậu muốn bày tỏ với Bác,cậu ngần ngại
        nhìn Bác giây lát rồi nói :'' Thưa Bác ,con gặp Bác ở đây con vui lắm,không
        ngờ Bác cũng xuống địa ngục như con.Con muốn hỏi Bác một điều,nhưng
        trước khi hỏi về chuyện của con;con mạn phép hỏi về chuyện của Bác trước,
       - Bác hãy thứ lỗi cho con, "sao Bác không lên Thiên Đàng mà lại xuống địa
        ngục vậy ? ''.Nghe cậu nhỏ hỏi,Bác Hồ cười xoà rồi nói : '' thiệt là con ngây
        thơ quá,thì đã là người , ai cũng có lầm lỡ mà ta thì lầm lỡ quá nhiều thì ta
        phải vào địa ngục.Khi xưa ta không nghe lời ông tổ Các Mác,ta áp dụng chính
        sách phát triển kinh tế theo đường lối kinh tế quốc doanh,không kinh qua giai
        đoạn Tư Bản Chủ Nghĩa nên ta không được lên Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa.
        Ta rất hối hận,Bây giờ hầu hết các đảng viên của ta đều đã lên được Thiên Đàng
        Xã Hội Chủ Nghĩa rồi bởi vì họ áp dụng chính sách phát triển kinh tế thị trường,
        nhưng vẫn còn gắn theo cái đuôi- định hướng xã hội chủ nghĩa- thì ta cũng hài
        lòng lắm.Mỗi đảng viên Cộng sản đềú có nhà cao,cửa rộng,có hai,ba cô bồ nhí 
        để dành sơ cua.Ta cũng hảnh hiện với chủ nghĩa ngoại lai mà ta cố công mang về 
        gầy dựng.

           Riêng ta ở đây thì buồn lắm.Thỉnh thoảng ta cũng gặp lại Bác Tôn Đức Thắng,
        Bác Phạm Văn Đồng,Bác Tố Hữu,Bác Trường Chinh v.v... Tâm sự với nhau 
        Về những ngày tháng kháng chiến gian khổ đã qua,cũng nguôi ngoai phần nào
        lòng hiu quạnh."
          
           Cậu học trò nghe Bác Hồ kể lể cũng cảm thấy mũi lòng,nhưng trong đầu
        Chỉ hiểu lờ mơ: nào là Tư bản nào là Cộng sản,nhưng cậu cũng ra vẻ hiểu biết
        và thông cảm cho Bác mỗi khi bác than thở !

           Nãy giờ nghe Bác Hồ nói, cậu quên bẵng câu hỏi trong đầu mà cậu định
        khi gặp Bác cậu sẽ hỏi.Yên lặng giây lát.Cậu bình tâm trở lại với hiện tại.Cậu
        bèn hỏi Bác một vấn đề mà bấy lâu nay cậu còn ấm ức :  '' thưa Bác,những đứa
        trẻ miền nam như con,không có tội tình gì mà sao Nhà Nước xét lý lịch của
        chúng con là xấu vì có cha,mẹ hoặc người thân làm việc cho chế độ cũ nên
        bị cấm thi vào các trường Đại Học.Bác Hồ thở dài và nói : '' Cháu ạ,chuyện
        nầy thì dài dòng lắm,sau nầy con sẽ rõ.Con chỉ hiểu rằng,những mầm non mà
        đảng đào tạo chỉ làm công cụ cho đảng xây dựng Thiên Đường Xã Hội Chủ
        nghĩa mà thôi chứ  ngoài ra không làm gì khác hơn.Những từ ngữ - yêu Tổ Tiên,
        Ông,Bà,Tổ Quốc- không có tên trong tự điển Xã Hội Chủ Nghĩa .Tất cả con dân
        Việt Nam hướng về Chủ Nghĩa Cộng sản và Chủ Nghĩa Đại Đồng vô Tổ Quốc,xoá
        bỏ biên giới Quốc gia sau nầy.Nên cháu cũng đừng buồn về chuyện thi cử của cháu
        nữa.Đó chỉ là giai đoạn mà cac cháu miền nam phải chịu đựng.Không lâu nữa,
        khi đã hoàn tất công cuộc đổi mới,các cháu tha hồ mà học giỏi và Nhà Nước sẽ
        không xét lý lịch của các cháu nữa."

            Cậu học trò nóng lòng hỏi tiếp : '' Thưa Bác.Vậy chứ bao lâu nữa,những đưa trẻ
        miền nam như con mới được tự do thi cử mà không ưu tiên cho các- con ông cháu
        cha-.Bác Hồ trả lời : "Một trăm năm nữa ".Cậu học trò : '' Ồ ".Cậu ngơ ngát nhìn
        Bác hồ như dò xét Bác  nói chơi hay nói thật,nhưng không !.Cậu thầm nghĩ : bây giờ
        cậu đã hiểu mọi sự cho cuộc đời khốn nạn của cậu,chỉ vì cậu muốn học để có công
        việc phục vụ cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn;nên cậu đã chịu đựng đói khát và làm
        liều cướp giựt cho có miếng ăn,nhưng công an đã bắn chết cậu.Cậu đã gặp lại Bác
        Hồ,người đã khuyên bảo đàn con,cháu sống sao cho tốt đẹp,người đã cùng vào địa
        ngục với nó,đã làm quá nhiều tội lỗi cũng chỉ vì quá yêu Thiên Đường Cộng Sản.

                                                                                                                     Nguyễn Lộc 


                                                                                         

                                                                                                                    

Không có nhận xét nào: