Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

 Ngoài kia nắng vẫn lên,

Sóng tâm vẫn gập ghềnh.
Tâm duyên thuần ý mã,
Pháp giới trôi bồng bềnh
Tôi ơi tôi đâu tá ?
Mặt mũi sao xa lạ !
Ghép hình xưa năm cũ,
Ấu thơ đã trôi xa.
Xác thân nào đấy hở ?
Nhăn nheo xuân về đông.
Cái tôi xưa tươi hồng,
Giờ còn nhớ gì không ?
- NHL

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Rồi một ngàn năm nữa

 Rồi một ngàn năm nữa 

Chúng mình gặp lại nhau

Hoa nghiêm và thực hữu

Trên không vẩy tay chào

- lộc

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

 Hiện nay ở Việt Nam có hiện tượng thay đổi câu chào khi muốn xin phép bày tỏ một vấn đề nào đó,chẳng hạn như câu : '' chào bà con cô bác '' khi xưa, nay đã thay đổi là : '' Chào cô chú và các anh chị'' . Theo tôi nghĩ là câu chào hiện nay đã thay đổi bởi lý do tránh danh từ Bác ( Bác Hồ) ?hay vì lý do nào đó tôi không được biết, còn lý do thứ hai là có lẽ tiếng cô bác khi xưa dân ăn mày thường hay dùng để xin tiền người qua đường '' Xin cô bác rũ lòng thương cho kẻ nghèo nầy vài đồng mua cơm ăn đỡ đói qua ngày '' nên đồng bào ta có người mặc cảm bỏ tiếng cô bác ? Nếu có cao nhân nào rộng đường kiến thức giải thích dùm. ( cảm ơn)

21-6-2023
- Lộc

 Tôi nhớ từ khi có tiếng nhân dân được sử dụng rộng rãi thì tiếng đồng bào đội nón ra đi không lời từ biệt. ( Bác Hồ ) khi xưa đọc bản tuyên ngôn độc lập cho Việt nam trong vườn hoa Ba đình, trước và sau khi chấm dứt đều dõng dạt nói (- kính thưa đồng bào... - đồng bào có nghe tôi nói không... ). Có lẽ tiếng nhân dân có sức mạnh lôi cuốn quần chúng làm nên cuộc cách mạng vô sản thành công của nhân dân ta cho đến tận ngày nay. ( Bác Hồ ) thường nói hãy làm trong sáng tiếng Việt bằng mọi cách, cho nên những từ Hán Việt lần lần cũng bị biến mất chăng ?Chúng ta chỉ dùng tiếng nhân dân là danh từ chung cho cả thế giới, còn danh từ chung của dân tộc ta để chỉ điểm xuất phát cùng dòng giống của dân tộc ta ở đâu rồi ? Tiếng đồng bào của dân ta rất dễ thương sao lại không dùng ? hay là tiếng nhân dân chúng ta dùng cùng đồng nghĩa nhân dân thế giới đại đồng kinh qua chủ nghĩa Cộng sản ?

21-6-2023
- Lộc

 Trên Con thì có Cha, trên Cha thì có Bác, trên Bác thì có ông Nội, sao không gọi (Bác Hồ) là Ông Nội (Ông Nội Hồ) vừa có nghĩa là ông đứng trên tất cả trong một đại gia đình dân tộc Việt Nam, vừa là người trụ cột , vừa là vị cứu tinh của dân tộc Việt nam ? Tôi nghĩ nên gọi (Bác Hồ) là Ông Nội Hồ là đúng nghĩa nhất . Các bạn thấy sao ?

21-6-2023
- Lộc

 Tôi nghĩ rằng trước khi tham gia cách mạng nhà thơ Tố Hữu đã từng làm Đại Ca trong giới giang hồ.

....................................
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
........................................
22-6-2023
(Từ Ấy - Tố Hữu)

 Lê Duẫn từng tuyên bố: "Tư bản mới có lạm phát. Nước ta là nước XHCN, làm gì có lạm phát mà sợ. Cần tiền thì cứ in ra mà dùng. In ra, in ra!". Ý của Ông Lê Duẩn nói câu nầy là lúc ổng đang nằm chiêm bao ở dưới Âm phủ đang nói chuyện o bế ( nổ ) với mấy em trong quán Karaoke. Hãy thông cảm cho ông ấy nhé !

22-6-2023
- Lộc

 Có người nói với tôi rằng :'' Nhà nước VN thúi quắc hết rồi ,nói làm chi cho mệt'', về làm chi cho tốn thời gian và tiền bạc ,còn như nhớ quê hương, yêu quê hương ( đạo đức giả ) thi tui không biết nhe . Tui chỉ yêu tiền thôi ! không có tiền thì quê hương kể bỏ, ai thèm tìm gặp, ai thèm nói chuyện mộng mơ . Thời buổi nầy ai nói chuyện đạo đức ,nhân nghĩa ,người ta nói khùng ,ở cõi trên mới xuống hay là kẻ đố kỵ vì không có tiền.

22-6-2023
- Lộc

 Con chồn hỏi con cáo : '' Ai ở trong nhà cầu thế giới vậy''

Con cáo trả lời :'' Ông Nội Hồ của tao ở trong đó,đến bây giờ cũng chưa đầu thai vì bị đàn con cháu trù ếm nên nằm đó hoài''
22-6-2023
- Lộc